THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT MÔI TRƯỜNG NGÀNH NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI

28 tháng 11, 2008

Dòng sản phẩm TNTplus mới nhiều cải tiến của Hach phục vụ phân tích tại phòng thí nghiệm

Thang đo mới cho các chỉ tiêu Đồng, HR-Nitrit và COD không dùng thủy ngân sử dụng ống TNTplus để phân tích.
Hach vừa đưa ra 3 loại thuốc thử mới dùng trong phân tích Cu, HR-Nitrit và COD không có Hg với thang đo được bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích nước thải (Cu, HR-Nitrit, COD), nước uống (Cu) và trong công nghiệp ứng dụng (quan trắc. kiểm soát đồng, hợp kim, HR nitrit trong vai trò chất tiêu thụ oxy trong hệ thống làm lạnh tiếp xúc). Các sản phẩm mới này giúp việc phân tích tại phòng thí nghiệm với máy quang phổ dễ dàng và chính xác hơn.
Sản phẩm TNTplus dành riêng cho loại máy cầm tay DR2800 và DR5000 của Hach để tăng hiệu suất và giảm thiểu sai số phân tích. Với TNTplus, người sử dụng có thêm các tiện lợi như:
Tiết kiệm thời gian và chi phí - vial có gắn mã vạch
· Quét mã vạch tự động lựa chọn phương pháp đo và bước sóng thích hợp, không mất nhiều thời gian như trước
· Các vết trầy xước, nứt, bám dơ, dấu vân tay trên thân vial sẽ không là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo do thiết bị làm quay TNTplus vial và lấy 10 giá trị đo, thể hiện kết quả theo giá trị trung bình.
· Hoạt động không còn phức tạp, không cần mẫu trắng cho hầu hết các thông số.
Giảm hóa chất thải bỏ ra ngoài – vial được đóng gói kín
· Không cần mở túi hóa chất hay làm sạch lọ thủy tinh – các thuốc thử được chứa bên trong vial đóng kín nắp


TNTplus Cu
Thang đo: 0.1 - 8.0 mg/L Cu
25 vial phân tích mẫu/set
Thí nghiệm phân tích với TNTplusTM cho kết quả chính xác
Dùng với máy quang phổ DR 5000 hoặc DR 2800 cầm tay
Mã vạch tự động lựa chọn phép đo và khởi động.
Loại bỏ các sai số do người đo, chính xác và dễ dàng sử dụng

TNTplus HR Nitrit
Thang đo: 0.6 - 6.0 mg/L NO2-N (2.0 - 20.0 mg/L NO2-)
25 vial phân tích mẫu/set
Thí nghiệm phân tích nitrit mức cao với TNTplusTM cho kết quả chính xác
Dùng với máy quang phổ DR 5000 hoặc DR 2800 cầm tay
Mã vạch tự động lựa chọn phép đo và khởi động.
Loại bỏ các sai số do người đo, chính xác và dễ dàng sử dụng

TNTplus COD free Hg
Thang đo: 25 - 1000 mg/L COD
25 vial phân tích mẫu/set
Thí nghiệm phân tích COD với TNTplusTM cho kết quả chính xác
Dùng với máy quang phổ DR 5000 hoặc DR 2800 cầm tay
Mã vạch tự động lựa chọn phép đo và khởi động.
Loại bỏ các sai số do người đo, chính xác và dễ dàng sử dụng.


26 tháng 11, 2008

Giới thiệu các phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước thải và bùn thải.


Phương pháp xét nghiệm E. coli trong nước thải
Các xét nghiệm E. coli trong nước thải gồm hai phương pháp là lọc màng (MF, số vi khuẩn/100mL) và lên men ống nghiệm nhân đôi (MTF, số MPN/100 mL). Phương pháp MF bao gồm sử dụng môi trường nuôi cấy cải tiến m-TEC, do EPA phát triển và m-ColiBlue24®, do Hach phát triển. Xét nghiệm MTF (Tiêu chuẩn 9223B và AOAC 991.15) là các phương pháp tiêu chuẩn nhất trí tự nguyện (Voluntary Consensus Standards - VCS). VCS được các thành viên VCS chấp nhận và phát triển. Cả hai phương pháp MF và MTF đều đã có sản phẩm thương mại là các môi trường nuôi cấy được chuẩn bị sẵn để sử dụng tức thì.
m-TEC cải tiến là quy trình một bước đơn giản của phương pháp MF kết hợp một thể nhiễm sắc đặc biệt để phát hiện và đếm số lượng E. coli. Trong phép phân tích này, mẫu nước thải được lọc qua giấy lọc 0.45μm và đặt lên agar m-TEC cải tiến, ủ ở nhiệt độ 35 ± 0.5 oC trong 2 giờ và sau đó được ủ thêm 23 ± 1 giờ trong bể nước có nhiệt độ 44.5 ± 0.2 oC. Ngay sau khi ủ xong, các khuẩn lạc màu đỏ hoặc đỏ tươi xuất hiện chính là E.coli. m-ColiBlue24 là quy trình một bước MF kết hợp với chất ức chế các vi khuẩn không thuộc coliform và có gen chỉ thị chọn lọc cho phép phát hiện và đếm đồng thời E. coli và tổng coliform. Mẫu sau khi được lọc qua giấy lọc 0.45 μm sẽ được đặt vào đĩa petri có chứa miếng lọc và chất dinh dưỡng m-ColiBlue24. Sau đó đem ủ ở 35oC ± 0.5oC trong 24 giờ. Các khuẩn lạc màu xanh xuất hiện sẽ là E. coli và màu đỏ là các coliform khác. Tổng coliforms sẽ là tổng số màu đỏ và xanh xuất hiện. Quy trình phân tích theo MTF có chứa chất nhiễm sắc OPNG giúp phát hiện đồng thời E. coli và tổng coliforms. Mẫu nước sau khi đưa vào các ống nghiệm đã chứa sẵn môi trường nuôi cấy sẽ được pha trộn đều và sau đó đổ ra khay dùng để ủ ở 35oC ± 0.5oC trong 24 giờ. Nếu phát hiện còn nghi ngờ thì sau khoảng thời gian ủ nhất định sẽ được để ủ thêm 4 giờ với cùng nhiệt độ. Sau khi ủ, mỗi ống hoặc khe được so sánh màu với bảng màu tham khảo được cung cấp kèm với môi trường cấy. Nếu mẫu có màu vàng đậm hơn hay bằng với màu tham chiếu thì sự hiện diện của tổng coliforms là rõ ràng. Khi đó mẫu sẽ được kiểm tra sự hiện diện của huỳnh quang. Nếu ánh sáng huỳnh quang sáng hơn hay bằng với mẫu tham chiếu thì mẫu có giá trị dương với test E.coli. Nồng độ MPN/100 mL được tính từ số ống dương tính tương ứng trong bảng giá trị MPN cung cấp từ nhà sản xuất.

Các phương pháp xét nghiệm Enterococci trong nước thải
Các phương pháp xác định và đếm số lượng enterococci trong nước thải gồm có MF và MTF. Phương pháp MF agar mEI được phát triển bởi EPA, môi trường nuôi cấy này có chứa chất nhiễm sắc đặc biệt để phát hiện enterococci. Mẫu nước sau khi lọc sẽ được cho vào agar mEI và ủ ở nhiệt độ 41 ± 0.5 oC trong 24 giờ. Sau khi ủ, tất cả khuẩn lạc có vầng sáng màu xanh và đường kính nhỏ hơn 0.5 mm chính là enterococci. Phương pháp MTF, là phương pháp chuẩn VCS phát triển bởi ASTM sử dụng môi trường MUG. Các mẫu được ủ ở nhiệt độ 41 ± 0.5 oC trong 24 giờ. Sau khi ủ, nếu xuất hiện các huỳnh quang trắng/xanh thì đó là enterococci. Nồng độ
MPN/100 mL là số ống dương tính theo bảng giá trị như phân tích E. coli theo phương pháp MTF ở trên. Cả hai loại môi trường nuôi cấy đều có sẵn trên thị trường.

Phương pháp xét nghiệm Fecal Coliform trong bùn thải
Các phương pháp xác định và đếm số lượng fecal coliforms trong bùn thải gồm có hai phương pháp MF (LT-EC media và A-1 media) được phát triển bởi EPA. Phương pháp phân tích theo LT-EC thì gồm hai bước. Bước thứ nhất sử dụng các ống nghiệm có chứa chất dinh dưỡng LTB được cấy với bùn thải và ủ trong 24 ± 2 giờ ở 35 ± 0.5 oC. Sau khi ủ, sự xuất hiện độ đục và các khí được tạo thành có thể là dương tính với coliform. Nếu độ đục và khí không tạo thành ở lần ủ thứ hai cùng điều kiện nhiệt độ và thời gian thì có nghĩa là không tồn tại fecal coliforms trong mẫu bùn. Phương pháp xét nghiệm dùng môi trường A-1 thì yêu cầu cấy mẫu và ủ trong ống nghiệm ở 35 ± 0.5 oC trong 3 giờ, sau đó ủ thêm 21 ± 2 giờ.Độ đục và khí tạo thành chỉ thị sự hiện diện của fecal coliforms.

Phương pháp xét nghiệm Salmonella trong bùn thải
Phương pháp xét nghiệm Salmonella trong bùn thải bao gồm nhiều bước MTF được phát triển bởi EPA. Trong bước phân lập, các ống nghiệm chứa TSB được cấy với mẫu và ủ ở 36 ± 1.5 oC trong 24 ± 2 giờ. Sau khi ủ, lấy từng giọt trong mỗi ống TSB chấm lên agar Rappaport-Vassiliadis chọn lọc (MSRV). Những giọt này được để hấp thụ vào agar trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng sau đó đem ủ 42 ± 0.5 oC từ 16 đến 18 giờ. Sau khi ủ, các vòng sáng hơi trắng xuất hiện từ mỗi mẫu được chiết ra cho vào đĩa chứa môi trường XLD và được ủ từ 18 đến 24 giờ ở 36 ± 1.5 oC. Sau đó, một trong các đĩa được đem đi xác nhận. Các đĩa còn lại được trữ lạnh để tham chiếu. Sự xuất hiện của các khuẩn lạc màu đỏ hồng với chấm đen ở giữa được cho là Salmonella. ­Ở bước xác định, các khuẩn lạc hồng đến đỏ được lấy ra và cấy vào môi trường xiên TSI, LIA và urease broth. Tất cả đem ủ trong 24 ± 2 giờ tại 36 ± 1.5 oC. Bước này để xác nhận mẫu dương tính hay âm tính phụ thuộc vào phản ứng màu đặc biệt. TSI là bước tiếp xác nhận bổ sung sử dụng polyvalent O antiserum. Để ống TSB nguyên bản được cho là dương tính Salmonella thì ủ với MSRV, XLD, TSI hay LIA và polyvalent O phải dương tính và urease thì âm tính. Bất cứ xét nghiệm tại phân tích nào bị thất bại thì cho ra kết quả âm tính.


Theo tác giả: Robbin Crane, Cary B. Jackson, Ph.D., Roger Sedlacek và Derek Walker
Hach Company, Loveland, Colorado, USA
Các phương pháp đã được kiểm chứng bởi US-EPS. Theo đó, thì cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US-EPA) đã điều chỉnh “hướng dẫn thiết lập quy trình thí nghiệm cho việc phân tích các chất ô nhiễm” theo 304 luật nước sạch (CWA) bằng việc bổ sung thêm quy trình phân tích mới cho phương pháp đếm số lượng Esherichia coli (E. coli) và enterococci trong nước thải, và fecal coliforms với Salmonella trong bùn. Các phương pháp bổ sung này đòi hỏi tồn tại cùng với quy định theo hệ thống hạn chế xả thải ô nhiễm quốc gia (NPDES) cho phép để bắt đầu quan trắc E. coli và enterococci trong nước thải và fecal coliforms và Salmonella trong bùn thải trong vòng 30 ngày kể từ khi luật cuối cùng được ban hành trong Sổ đăng kí liên bang (Federal Register-FR).Tháng 8 năm 2005 và tháng 4 năm 2006, EPA soạn thảo để hướng dẫn cho công chúng (70 FR 48256 và 71 FR 18329) để điều chỉnh quy định 40 CFR phần 136 chứng nhận 4 phương pháp E. coli và 2 phương pháp enterococci cho quan trắc ô nhiễm sinh học trong nước thải và 2 phương pháp fecal coliform với 1 phương pháp Salmonella cho quan trắc ô nhiễm sinh học trong bùn. Ngày 29 tháng 9 năm 2006, EPA xuất bản bản thảo Final Rule những phương pháp nước thải mới này. Công bố chính thức và xuất bản trong Sổ đăng kí liên bang vào năm 2007.

25 tháng 11, 2008

m-ColiBlue24® Broth - Phát hiện nhanh Coliform trong vòng 24h


Sản phẩm m-ColiBlue24® Broth mới của Hach có thể phát hiện và nhận diện đồng thời Coliform tổng và E.coli . Việc đếm số lượng được hoàn thành chỉ trong vòng 24h - không cần có thêm bước xác định từng loại nào.
Thực hiện phân tích với m-ColiBlue24® Broth không đòi hỏi có đèn huỳnh quang hay máy so mẫu màu- kết quả thể hiện dễ dàng nhận biết bằng trực quan với E.coli là màu xanh, các coliform khác cho màu đỏ, tổng coliform sẽ là tổng của số lượng màu xanh và đỏ phát hiện được. Kết quả được đếm trực tiếp chính xác hơn các phép xác định số lượng và thống kê như phương pháp lên men trong nhiều ống nghiệm (Multiple Tube Fermentation -MTF) hay phương pháp xác định hàm lượng thường gặp nhất (Most Probable Number -MPN).
Phương pháp này đã được US EPA phê chuẩn cho quan trắc trong nước uống và nước thải và có thể dùng để phát hiện các coliform trong các loại nước khác nhau – nước đóng chai, nước mặt, nước ngầm, nước giếng và nước cải tạo (nước ngọt hay nước biển) cũng như nước trong quá trình sản xuất hóa chất tinh khiết.
Hach không chỉ cung cấp m-ColiBlue24 mà còn có các sản phẩm đa dạng với giải pháp toàn bộ cho các nhu cầu thí nghiệm vi sinh bao gồm các môi trường nuôi cấy (m-Endo, m-FC), đĩa petri, màng, thiết bị lọc và các dụng cụ nuôi cấy, phân tích tại chỗ.
Thông số kỹ thuật
Thời gian ủ: 24 giờ tại 35 ± 0.5 °C
Độ nhạy: 1 CFU/100 mL
Tính chọn lọc: chứa các chất ức chế để giảm thiểu sự phát triển của các vi khuẩn không phải là coliform
Lưu trữ và hạn sử dụng
Để lạnh tại 2 đến 8°C đến 1 năm kể từ ngày sản xuất
Chứng nhận kiểm soát chất lượng - QC
Enterobacter cloacae (ATCC# 23355)
Escherichia coli (ATCC# 25922)
Klebsiella pneumoniae (ATCC# 13883)
Pseudomonas aeruginosa (ATCC# 27853)

Hướng dẫn sử dụng
Lấy 100mL thể tích mẫu nước uống hoặc nước thải được cho là có khuẩn lạc coliform hay E.coli. Khi phân tích mẫu từ các nguồn khác, có thể lấy thể tích lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Mục tiêu là mẫu phải có khoảng 20 và không quá 100 khuẩn lạc các loại trên một màng lọc.
Các bước thực hiện:
1.Trộn đều chất nuôi cấy bằng cách đảo ngược hai đến ba lần. Đổ đều ra bề mặt thấm và đậy nắp đĩa petri.
2.Lọc mẫu hoặc pha loãng bằng giấy lọc 47mm qua màng lọc kích thước lỗ 0.45 micromet. Sau đó dùng kìm vô trùng để đưa phần giấy lọc vào đĩa petri đã có môi trường nuôi cấy chuẩn bị sẵn ở bước 1.
3.Đặt phần giấy lọc sao cho phần có đường lưới là mặt dưới, lên miếng hấp thụ bằng cách xoay nhẹ. Kiểm tra để không có khí phía dưới miếng lọc và đảm bảo toàn bộ miếng lọc được chạm vào phần hấp thụ. Thay nắp đĩa petri.
4.Đảo ngược đĩa petri và đưa vào ủ tại 35 ± 0.5 °C trong 24 giờ
5.Đếm khuẩn lạc. Dùng kính hiển vi độ phóng đại 10 đến 15X để đếm nếu cần thiết. Nếu không có khuẩn lạc màu xanh hoặc đỏ xuất hiện, mẫu được xem là âm tính. Nếu màu xanh hoặc đỏ xuất hiện sau 24h, kết quả là dương tính và đó là coliform hoặc E.coli tùy theo màu khuẩn lạc. Không cần tiến hành thêm bước phân định loại nào.
Tính toán mật độ coliform
Dùng công thức sau để tính mật độ coliform trên một đơn vị màng lọc
Coliforms trên 100 mL = (số khuẩn lạc Coliform đếm được/ mL thể tích mẫu đem lọc) x 100
Ghi chú: thể tích mẫu là thể tích thực, không phải thể tích pha loãng.

Đánh giá và trình bày kết quả
•Nếu các khuẩn lạc phát triển trên toàn bộ bề mặt môi trường hoặc một phần và các khuẩn lạc không tách biệt rõ ràng, báo cáo kết quả sẽ là: hợp dòng phát triển có hoặc không có coliform.
•Nếu tổng số khuẩn lạc (coliform và không phải coliform) vượt quá 200 trên đơn vị màng lọc hay khuẩn lạc quá khó để đếm chính xác, báo cáo kết quả sẽ là: quá số lượng đếm (TNTC)
Trong cả hai trường hợp, bắt buộc phải tiến hành mẫu mới được pha loãng thêm để có thể cho kết quả trong khoảng 20 đến 100 khuẩn lạc tổng cộng.





12 tháng 11, 2008

Tiết kiệm chi phí năng lượng trong quá trình xử lý bùn hoạt tính

Năng lượng tiêu thụ là một trong những chí phí lớn nhất trong quá trình vận hành một nhà máy xử lý nước thải. Trong quá trình xử lý bùn hoạt tính, năng lượng tiêu thụ có thể tiêu tốn đến hàng ngàn đô la.

Các chất rắn hiện diện trong dòng ra từ bể lắng sơ cấp là các hạt có thể lắng tốt. Quy định của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ yêu cầu loại bỏ những chất thải hữu cơ này để ngăn ngừa ô nhiễm như là có thể gây nên bệnh tật, cá chết và bùng phát tảo. Quá trình bùn hoạt tính sẽ loại bỏ được những chất lơ lửng này bằng cách chuyển chúng thành các chất rắn dễ sa lắng. Quá trình này do sử dụng hỗn hợp nhóm các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, động vật nguyên sinh và các rotifer để phá vỡ chất thải hữu cơ thành chất thải vô cơ. Tuy nhiên, quá trình bùn hoạt tính trong nhà máy xử lý thì tăng tốc độ xử lý so với trong tự nhiên bằng cách kiểm soát điều kiện môi trường tối ưu.
Các máy thổi khí cung cấp oxy cần thiết cho sự tồn tại của vi khuẩn trong quá trình bùn hoạt tính. Tuy nhiên, lượng oxy hòa tan (DO) nếu quá cao có thể gây ra tình trạng kết tủa lơ lửng không lắng trong bể lắng, vài trường hợp các khối bông cặn bùn và làm tiêu tốn nhiều năng lượng điện không cần thiết. Nồng độ DO quá thấp cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của vi khuẩn để tiêu thụ chất thải trong nước đầu vào. Nồng độ DO không thích hợp gây ra các tác động tiêu cực và kết quả là hiệu quả xử lý sẽ không đạt yêu cầu cho phép.
Các vấn đề khó khăn với các phương pháp kiểm soát chung
Các nhà vận hành tại hầu hết các nhà máy xử lý nước thải sử dụng máy đo DO và lắp đặt các máy thổi khí ở tốc độ không đổi tại bể bùn hoạt tính. Phương pháp cố định này sẽ không thể điều chỉnh được quy trình. Ví dụ như khi nhu cầu oxy giảm trong suốt buổi tối mùa đông do sự giảm nhiệt độ, phương pháp này không thể tự động điều chỉnh giảm lượng thổi khí và do đó lãng phí năng lượng điện. Ngược lại, khi nhu cầu oxy lớn do lượng thải từ nước thải công nghiệp có thể làm giảm DO và lấy đi toàn bộ lượng oxy có trong quá trình bùn hoạt tính, nếu quy trình không được tự động tăng lượng thổi khí.
Người vận hành sẽ không thu thập được số liệu DO cần thiết cho những điều kiện trên và do đó không thể tối ưu quá trình và tiết kiệm năng lượng điện.
Tiết kiệm năng lượng điện với hệ thống tự động hóa
Các nhà máy xử lý nước thải có thể cắt giảm lượng điện tiêu thụ trong quá trình xử lý bùn hoạt tính. Các động cơ năng lượng hiệu quả và bộ biến tần (VFD) kết hợp với bộ phân tích DO liên tục được lắp đặt và bảo trì thích hợp sẽ làm giảm chi phí năng lượng.
Ví dụ, máy phân tích Hach sc100 với đầu dò LDO có thể định dạng gửi tín hiệu 4-20mA tới một biến tần hoặc được kết nối với một thiết bị PLC hay hệ thống SCADA. Hệ thống điều khiển tự động tăng hay giảm tốc độ thổi khí để đáp ứng đúng lượng DO cần thiết trong bể hiếu khí. Một nghiên cứu được IAMU thực hiện năm 1998 chứng minh được việc sử dụng các thiết bị này sẽ giảm được 25% chi phí cho năng lượng cho quá trình bùn hoạt tính.
Tóm lại, khi ứng dụng các thiết bị phân tích liên tục và hệ thống điều khiển tự động để tối ưu lượng oxy hòa tan trong quá trình xử lý bùn hoạt tính sẽ góp phần làm giảm chi phí tiêu thụ điện cho một nhà máy xử lý nước thải.

11 tháng 11, 2008

Kiểm soát oxy hòa tan (DO) trong quá trình phân hủy bùn

Các chất rắn còn lại sau quá trình lắng sơ cấp và thứ cấp trong xử lý nước thải phải được chuyển từ chất rắn thành phần hữu cơ cao thành chất rắn vô cơ để được thải bỏ an toàn ở các bãi rác hợp vệ sinh hoặc dùng làm đất trồng. Có hai quá trình phân hủy bùn phổ biến được áp dụng cho hầu hết các nhà máy xử lý nước thải để làm giảm thành phần rắn bay hơi có trong chất rắn hữu cơ từ 70-80% còn lại 45-55%:

1. Phân hủy kị khí: Quá trình này sử dụng các vi khuẩn tạo axit và vi khuẩn tạo khí metan để chuyển đổi chất rắn. Những vi khuẩn này thích hợp trong môi trường nhiệt độ cao từ 33 đến 36oC và không có sự hiện diện của oxy hòa tan (DO). Đôi khi oxy có thể xuất hiện trong bể phân hủy kị khí khi vận tốc khuấy cao, khi vận tốc hoàn lưu lớn hoặc khi quá nhiều bùn hoạt tính bị thải bỏ. Người vận hành cần phải kiểm soát DO trong bể phân hủy kị khí để đảm bảo không có oxy tồn tại trong hệ thống. Tuy nhiên, bể kị khí sinh ra H2S loại khí có thể làm hỏng điện cực đo DO truyền thống.
2. Phân hủy hiếu khí: Quá trình này sử dụng vi khuẩn hiếu khí để phá vỡ các chất hữu cơ. Khi các vi khuẩn đã tiêu thụ tất cả thành phần hữu cơ, chúng sẽ quay sang ăn lẫn nhau và trở lại pha hô hấp nội bào. Những vi khuẩn này sẽ chỉ tiêu thụ chất rắn hữu cơ trong sự hiện diện của oxy hòa tan, vì thế cảm biến DO phải được dùng để duy trì lượng oxy ở mức 0.5 đến 2 mg/L DO. Tuy nhiên, các vi khuẩn sinh sulfua có trong bùn có thể sinh khí hydro sulfit gây hỏng điện cực DO truyền thống.

Giải pháp kỹ thuật mới
Nồng độ chất rắn cao trong bùn phân hủy thông thường từ 3 đến 5% nên việc đo DO cũng rất khó khăn với kỹ thuật chuẩn. Chất rắn sẽ nhanh chóng phủ kín cảm biến và làm mất tác dụng đo của chúng.
Điện cực HACH LDO™ là kỹ thuật tiên tiến duy nhất hiện nay trên thị trường có thể đo DO ứng dụng trong quá trình phân hủy bùn vì đầu dò LDO không bị tác động bởi H2S. Đầu dò có thể tiếp tục đo DO khi nồng độ bùn tăng cao khi oxy vẫn có thể xuyên qua cảm biến.
Kết hợp với một bộ phận thổi khí làm sạch có thể giảm nhu cầu làm sạch và kiểm tra thường xuyên của người vận hành.










7 tháng 11, 2008

Chất dinh dưỡng-Photpho trong nước thải


Sự phát triển của tảo, trong trường hợp xấu nhất có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa nước bê mặt, là kết quả của sự gia tăng nồng độ phophat quá mức trong nước. Cho nên cần có một giới hạn xả thải về chỉ tiêu PO4-P để ngăn ngừa hiện tượng này. Các nhà máy xử lý nước thải vì thế cần phải loại trừ PO4 trong các quá trình nitrat hóa/đề nitrat hóa hay trong quá trình xử lý hóa học bằng cách tạo kết tủa với photpho. Việc phân tích PO4-P hoàn toàn cần thiết không chỉ để đáp ứng yêu cầu quan trắc giới hạn xả thải mà còn để đánh giá hiệu suất và chi phí xử lý của quá trình loại trừ photpho.
Photpho trong nước-nguồn gốc và việc loại bỏ
Các ảnh hưởng của photpho lên nước mặt
Hợp chất photpho là chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật và gây nên sự phát triển của tảo trong nước mặt. Tùy vào nồng độ photpho trong nước mà hiện tượng phú dưỡng có thể xảy ra hay không. Chỉ 1g PO4-P trong nước có thể đủ cho nhu cầu 100 g tảo phát triển. Khi những loại tảo này chết, quá trình phân hủy chúng sẽ cần đến khoảng 150g oxy hòa tan. Nồng độ để bắt đầu gây ra hiện tượng phú dưỡng là khoảng 0.1-0.2 mg/L PO4-P trong nước động và 0.005-0.01mg/L PO4-P trong nước tĩnh. Phòng ngừa nguy hại tiềm ẩn cho nước bề mặt, hướng dẫn 91/271/EEC của EU đã đưa ra các mức giới hạn của nguồn thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Phụ thuộc vào công suất của nhà máy xử lý nước thải, các giá trị này có thể là 2 mg/L P-tổng (10000 – 100000 p.e) hay 1 mg/L P-tổng (>100000 p.e)
Photphat có từ đâu?
Hợp chất photphat tìm thấy trong nước thải hay được thải ra trực tiếp vào nguồn nước mặt phát sinh từ:
Thất thoát từ phân bón có trong đất
Chất thải từ người và động vật
Các hóa chất tẩy rửa và làm sạch

Tổng lượng photpho bao gồm ortho photphat + poly-photphat + hợp chất photpho hữu cơ trong đó ortho photphat luôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Photphat có thể ở dạng hòa tan, keo hay rắn. Trước khi phân tích cần xác định dạng tồn tại của photpho. Nếu chỉ xác định orth-photphat (mục đích kiểm soát quá trình kết tủa photpho) thì mẫu cần được lọc trước khi phân tích. Tuy nhiên nếu phân tích photpho tổng (kiểm soát giới hạn thải) thì mẫu phải được đồng nhất và sau đó được thủy phân.

Thành phần P và phương pháp xác định

Ortho-photphat (lân hòa tan)
Công thức: PO43-
Chuẩn bị mẫu: Lọc
Cuvet: LCK049/349/348/350
Thiết bị phân tích: PHOSPHAX sc (phương pháp molybdate-vanadate)
Ứng dụng: Ortho-PO4-P (nước thải, kết tủa P); Ortho-P (nước uống và nước nồi hơi)

Polyphotphat
Công thức: PO4- PO4- PO4-
Chuẩn bị mẫu: Đồng nhất, phân hủy

Hợp chất photpho hữu cơ
Công thức: R-PO4
Chuẩn bị mẫu: Đồng nhất, phân hủy

Tổng photpho
Công thức: Tổng PO4
Chuẩn bị mẫu: Đồng nhất, phân hủy
Cuvet: LCK349/348/350
Thiết bị phân tích: PHOSPHAX sigma (phương pháp phosphomolybdate xanh theo EN 1189)
Ứng dụng: Tổng PO4-P (nước thải); Tổng PO4 (nước uống và nước nồi hơi)

Sự khử photphat
Ngày nay nồng độ trung bình photpho tổng trong nước thải sinh hoạt đầu vào của một nhà máy xử lý vào khoảng 9mg/L nên phải được loại bỏ bớt trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Có phương pháp xử lý: xử lý sinh học loại trừ photpho và xử lý hóa học kết tủa photpho. Nhược điểm của phương pháp kết tủa là nó làm tăng hàm lượng muối trong nước và cũng tốn kém chi phí hóa chất tạo lắng. Hơn nữa muối photphat kết tủa sẽ làm tăng lượng bùn thải. Trong thực tế, hai phương pháp này được kết hợp để loại bỏ photpho nhằm giảm chi phí sử dụng hóa chất.

Phân tích photphat
Để phân tích thường xuyên thì trong các quy trình xử lý nước thải một số điểm cần phải được quan trắc liên tục để kiểm soát hiệu suất hoạt động. PO4-P có thể được phân tích liên tục hoặc tại phòng thí nghiệm. Lập biểu đồ giá trị nồng độ theo thời gian từ giá trị đo liên tục và một số điểm được kiểm tra lại theo giá định đo tại phòng thí nghiệm. Đo liên tục nồng độ PO4-P kết hợp với hệ thống kết tủa thải bỏ sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Phương pháp sinh học loại bỏ photphat
Photphat có trong bể chứa nhiều hơn so với nhu cầu binh thường trong bùn hoạt tính. Đó là do lượng bùn bị tuần hoàn giữa môi trường kị khí và hiếu khí. Hiệu quả loại trừ bằng phương pháp sinh học phụ thuộc vào lượng hữu cơ dễ bị phân hủy (BOD5). Tỉ lệ P/BOD5 là nhỏ hơn 0.03 và N/BOD5 là nhỏ hơn 0.25 trong dòng vào bể sục khí nơi lượng photpho bị phân hủy gia tăng.

Phương pháp hóa học loại bỏ photphat bằng kết tủa
Các hợp chất ortho-photpho bị kết tủa khi lượng photphat kim loại hòa tan kém và sự có mặt của các hóa chất tạo lắng (muối sắt, nhôm, vôi sữa). Các muối này lắng xuống và lưu lại trong bùn thải. Các chất tạo kết tủa có thể được cho vào ở quá trình xử lý sơ bộ (trước kết tủa), trong bể khí khí (kết tủa đồng thời) hay tại bể phản ứng phụ cuối dòng của bể hiếu khí (sau kết tủa). Hiệu quả nhất là tại quá trình kết tủa đồng thời và tiết kiệm chi phí nhất.
Các nguyên nhân và sự khử nồng độ PO4-P cao
Nếu giá trị P tổng trong nhà máy xử lý cao hơn mức bình thường, sự khác biệt giữa P tổng và ortho-P phải được đánh giá đầu tiên. Nếu độ khác biệt thấp, nồng độ ortho-PO4-P thì sẽ rất cao. Các nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
1. Quá ít hóa chất tạo lắng được cho vào hoặc được đưa vào không đúng vị trí thích hợp
Kiểm tra liều lượng chất tạo lắng
Nếu cần thiết, tăng lượng hóa chất hoặc cho thêm vào ở nhiều vị trí khác nhau
2. Photpho bị vón cục trong bể lắng thứ cấp
Nồng độ PO4-P trong dòng ra ở bể lắng thứ cấp thì được cao hơn đáng kể ở quá trình nitrat hóa
Tăng lượng oxy hòa tan trong quá trình nitrat hóa hay tăng tỉ lệ bùn tuần hoàn
Nếu giá trị giữa P tổng và PO4-P khác biệt lớn, thì tỉ lệ hợp chất photpho không hòa tan sẽ cao. Các nguyên nhân và biện pháp khắc phục:
1. Tỉ lệ chất rắn cao gây thất thoát bùn
Ít bùn hoạt tính dạng sợi kết hợp với việc quá tải lượng nước (do mưa, tuyết tan)
Quan trắc độ axit trong bể hiếu khí hoặc hành động để chống lượng bùn lớn
2. Lượng polyphotphat phân hủy kém, có thể từ chất tẩy rửa dùng trong công nghiệp
Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách loại trừ ngay tại điểm xảy ra hiện tượng khi chất tạo lắng không phản ứng với loại hợp chất này


6 tháng 11, 2008

Máy quang phổ VIS DR3800 sc


Là model mới nhất trong kỹ thuật phân tích nước bằng máy quang phổ.
Với hệ thống phân tích thông minh, DR3800 có thể kết nối với bộ điều khiển sc1000 cung cấp các chức năng mới phục vụ việc phân tích và kiểm soát chất lượng nước đo kết hợp quan trắc kết quả phân tích liên tục với kết quả tại phòng thí nghiệm. Trực tiếp so sánh giá trị đo liên tục với kết quả đo tại phòng thí nghiệm với chương trình phần mềm hỗ trợ LINK2SC®. Các tính năng đã có như phân tích theo mã vạch lập chương trình sẵn tiếp tục được cải tiến với phương pháp phân tích đảm bảo được tự động xác định chính xác.
· Có đến 230 chương trình đo.
· Có thể tự lập trình phương pháp đo dễ dàng với menu hướng dẫn trực quan .
· Dễ dàng thao tác với màn hình TFT, biến thể phổ biến của màn hình tinh thể lỏng sử dụng công cụ transitor màng mỏng.
Màn hình màu TFT với ngôn ngữ đơn giản
Màn hình có độ phân giải cao hỗ trợ tối đa người sử dụng, ví dụ như hiển thị giá trị đo cùng với các mức đo đã được thực hiện để dễ dàng so sánh và các kí hiệu tín hiệu màu đỏ sẽ xuất hiện cho biết khi nào giá trị đo của mẫu vượt mức ngưỡng.
Các tính năng khác:
USB có thể trao đổi các phương pháp bên trong với phục hồi các số liệu của thiết bị.
Tự động trao đổi dữ liệu từ PC sang máy in.
Có thể cập nhật chương trình phần mềm từ Internet.
Mật mã bảovệ và các thông tin người sử dụng được mã hóa theo màu sắc tiện việc theo dõi, vận hành.
Chi phí có thể tính toán được, dịch vụ hỗ trợ thường xuyên và chế độ nhắc nhở.

DR3800 được phát triển cho các ứng dụng rộng rãi. Bộ nhớ cho phép lưu 230 chương trình cài đặt sẵn và người dùng có thể cài đặt thêm 100 chương trinh riêng, lưu trữ 1000 giá trị đo, 20 bước sóng quét, 20 thời gian quét. Thang đo rộng từ mức vết đến mức nồng độ cao. Máy tự động xác định trở lại giá trị zero và chọn bước sóng với các yếu tố khác. Các nguyên nhân gây sai số được loại trừ từ khi bắt đầu trong khi các máy khác mất thời gian khi chuyển đổi qui trình đo.
Lần đầu tiên, kết quả đọc từ quy trình xử lý và tại phòng thí nghiệm có thể được so sánh trực tiếp trong một máy quang học. Biểu đồ được hiển thị chi tiết có màu với các giá trị đo của các mẫu xáo trộn trong vòng 24 h và các mốc thời gian, các đường hiển thị trên bộ điều khiển sc1000. Chỉ cần nhấn vào một nút tất cả số liệu có thể lưu lại trên một văn bản.Tính năng này tạo cho các số liệu đo đạc được rõ ràng hơn. Chương trình phần mềm có thể phát hiện những bất thường để có thể điều chỉnh việc kiểm soát kịp thời. Điều này giúp loại bỏ những chi phí không cần thiết, chẳng hạn như khi nồng độ vượt ngưỡng giới hạn cho phép hay sự thêm vào các hóa chất tạo lắng quá mức nhu cầu.
Thông số kỹ thuật
Máy quang phổ VIS DR3800 sc model LPV424
Dãy bước sóng: 320-1100nm
Khe phổ: 5nm
Các lựa chọn đo: nồng độ, độ hấp thụ, độ truyền sáng, động học và phổ trong độ hấp thụ, %độ truyền sáng, đa bước sóng.
Độ chính xác bước sóng: ±1.5nm trong dãy 340-900nm
Độ lặp lại: ≤ 0.1nm
Độ phân giải: 1nm
Chế độ quét: các bước quét 1; 2; 5nm
Tốc độ quét: ≥ 12nm/s trong bước quét 1nm (46 giây/340-900nm)
Độ chính xác quang học: 5mAbs tại 0.0-0.5 Abs; 1% tại 0.5-2.0 Abs
Ánh sáng lạc: <0.1%
Nhận diện phép đo: hệ thống đọc mã vạch IBR
Kích cỡ cuvet: 13mm (tròn), 10mm, 50 mm, 1 inch (cuvet vuông và tròn)
Hiển thị: màn hình nền sáng tinh thể lỏng sử dụng công nghệ transitor màng mỏng (320 x 240 pixel) Bộ nhớ: 230 chương trình cài đặt sẵn và người dùng có thể cài đặt thêm 100 chương trinh riêng, lưu trữ 1000 giá trị đo, 20 bước sóng quét, 20 thời gian quét
Cổng: 1 cổng USB cho PC, 1 cổng USB cho máy in/bàn phím/thẻ nhớ rời hoặc adapter
Chuẩn bảo vệ: IP32
Nguồn điện: 15V/30VA; nguồn cắm vào: 100-240V;50/60Hz
Kích thước, khối lượng: 14.4 x 35.9 x 36.8 (H x D x W); 6.4 kg
Chương trình phần mềm: LINK2SC® để phân tích quy trình và giá trị đọc tại phòng thí nghiệm, mã số LZV774. E-Procedure: hỗ trợ các quy trình làm việc kỹ thuật số, mã số LZV760.

5 tháng 11, 2008

Vài nét tóm tắt lý thuyết về độ đục

Giới thiệu và định nghĩa
Độ đục, được hiểu là một đặc tính của chất rắn làm cản trở sự truyền ánh sáng trong nước, là một chỉ thị quan trọng cho chất lượng nước. Độ đục có thể được dùng để phân loại độ trong của nước và thường được dùng để chỉ thị sự hiện diện của chất rắn lơ lửng, bị phân tán; các hạt không hòa tan hoàn toàn trong dung dịch như đất bùn, sét, tảo và các vi sinh vật khác; các vật chất hữu cơ và các hạt nhỏ khác. Độ đục không đo trực tiếp nồng độ các hạt lơ lửng trong nước nhưng đo sự phân tán ánh sáng gây ra bởi các hạt đó.
Mức độ chấp nhận sự tồn tại của các chất rắn lơ lửng rất rộng và khác biệt tùy theo từng điều kiện. Chẳng hạn trong công nghiệp làm mát nước, có thể tồn tại lượng chất rắn lơ lửng rất cao mà không gây bất cứ một vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên trong nồi hơi áp suất cao thì nước phải hoàn toàn không có chất cặn. Chất rắn trong nước uống là nơi cư trú của các vi khuẩn gây bệnh phát triển và do đó làm giảm hiệu quả khử trùng nước bằng quá trình clo hóa, kết quả là gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Trong hầu hết các việc cung cấp nước, chất lơ lửng nhiều gây mất mỹ quan và có thể gây cản trở trong các thí nghiệm sinh hóa.

Lý thuyết về sự phân tán ánh sáng
Rất đơn giản, tính quang học được trình bày theo độ đục là sự tương tác giữa ánh sáng và các hạt lơ lửng trong nước. Một tia sáng tới chiếu qua mẫu nước trong hoàn toàn thì được nguyên vẹn không bị tán xạ, dù là cơ bản các phân tử trong dung dịch tinh khiết cũng sẽ phân tán ánh sáng theo một góc nhỏ. Vì thế không có một dung dịch nào cho kết quả độ đục bằng zero. Trong các mẫu có chứa chất rắn lơ lửng thì cách thức phát tán ánh sáng sẽ phụ thuộc vào kích thước, hình dáng và thành phần của các hạt tương tác với bước sóng ánh sáng (màu) của tia sáng tới.
Một hạt nhỏ thì tương tác với tia tới bằng cách hấp thụ một phần năng lượng của ánh sáng và sau đó bản thân nó được coi như một điểm sáng sẽ phát ra ánh sáng theo mọi hướng. Sự bức xạ theo mọi hướng này tạo nên hiện tượng phân tán ánh sáng từ tia tới. Sự phân bố không gian của ánh sáng phát tán phụ thuộc vào tỉ lệ giữa kích thước hạt với bước sóng của tia tới. Các hạt càng nhỏ so với bước sóng thì cho phân bố đối xứng, lượng ánh sáng phát tán gần như bằng nhau theo hai phía trước và sau (Hình 1). Khi kích thước hạt tăng so với bước sóng, ánh sáng phát tán từ các điểm khác nhau của hạt tạo nên phần giao thoa về phía trước, sự chống lấp ánh sáng phát tán ở phía trước của hạt thì có cường độ lớn hơn so với các hướng khác (Hình 2 và 3).
Ngoài ra các hạt nhỏ phát tán các bước sóng ngắn (màu xanh) mạnh hơn và chỉ tác động rất nhỏ đối với bước sóng ánh sáng dài (màu đỏ). Trái lại, những hạt lớn thì dể phát tán ánh sáng có bước sóng dài hơn sóng ngắn. Hình dạng hạt và chỉ số khúc xạ cũng tác động tới sự tán xạ và cường độ của chúng. Các hạt hình cầu cho thấy tì lệ phát tán về phía trước cao hơn phía sau so với các hạt hình que hay hình xoắn. Chỉ số khúc xạ của hạt là phép đo bao nhiêu ánh sáng bị phản xạ lại khi đi từ môi trường này sang môi trường khác. Chỉ số này khác với chỉ số khúc xạ của chất lỏng để thấy được ánh sáng phát tán. Khi sự khác nhau giữa chỉ số khúc xạ của hạt lơ lửng và chất lỏng của mẫu phân tích tăng, sự phát tán sẽ mạnh hơn. Độ màu của mẫu và của chất rắn lơ lửng cũng quan trọng trong nhận biết ánh sáng phát tán. Các chất có màu hấp thu năng lượng ánh sáng trong một dãy quang phổ hẹp làm thay đổi tính chất truyền quang và tán xạ làm cản trở một phần ánh sáng phát tán tới hệ thống nhận biết (detector).
Cường độ phát tán ánh sáng tăng theo nồng độ hạt. Khi nồng độ hạt vượt quá một ngưỡng nào đó, khả năng phát hiện ánh sáng phát tán và ánh sáng truyền qua sẽ bị giảm, đánh dấu mức giới hạn trên trong khả năng đo độ đục. Giảm khoảng cách đường truyền ánh sáng qua mẫu sẽ giảm số lượng hạt giữa nguồn sáng và bộ phận cảm biến ánh sáng và do đó tăng thêm được giới hạn trên của phép đo.
Hình 1
Kích thước: nhỏ hơn 1/10 bước sóng ánh sáng
Mô tả: tán xạ đối xứng


Hình 2
Kích thước: gần bằng ¼ bước sóng ánh sáng
Mô tả: tán xạ tập trung vế phía trước


Hình 3
Kích thước: lớn hơn ¼ bước sóng ánh sáng
Mô tả: mức độ tán xạ tập trung lớn vế phía trước


Mô tả chung về máy đo độ đục



Bộ phận quang học của thiết bị bao gồm một đèn, thấu kính và bộ lọc để hội tụ ánh sáng và một detector góc 90o để quan trắc ánh sáng phát tán, một detector cho ánh sáng phát tán về phía trước, một detector cho ánh sáng truyền qua và một detector cho phát tán phía sau. Những detector quang học này có thể được đặt thêm vô để giảm tác động do màu sắc, ánh sáng lạc, đèn và các phần quang học khác.

Huyền phù tiêu chuẩn chính
Theo định nghĩa trong hóa học của dung dịch tiêu chuẩn chính là dung dịch tiêu chuẩn được chuẩn bị bởi người sử dụng và từ chất đánh dấu thô. Formazin đạt các yêu cầu này bằng cách cân chính xác và hòa tan 5.000 g hydrazin sunfat với 50.0 g hexamethylenetetramine trong 1 L nước cất. Dung dịch sẽ có màu trắng sau khi để yên tại 25 °C trong 48 giờ và có thể chuẩn bị thêm tương tự với độ chính xác là ±1%. Dung dịch này tương đương mẫu có độ đục 4000 NTU. Dựa vào xác suất độ lặp lại của phân tán ánh sáng trắng theo góc 90o trong mẫu chuẩn formazin polime, các thiết bị thiết với đèn dây tóc tungsten truyền thống cho ánh sáng trắng có thể được hiệu chuẩn với độ chính xác và độ lặp lại cao.

Bảng thông tin lựa chọn các thiết bị đo độ đục liên tục







3 tháng 11, 2008

Thiết bị phân tích clo tự do - cảm biến 9184sc với bộ điều khiển sc100

9184sc là loại cảm biến dùng trong công nghiệp để đo liên tục nồng độ clo dư tại một kênh chẳng hạn như đo đạc lượng clo dư trong nhà máy xử lý nước uống, mạng phân phối và trong các ứng dụng khác đòi hỏi quan trắc liên tục clo dư ở mức ppb hoặc ppm. Thiết bị áp dụng phương pháp dòng không đổi để đo nồng độ HOCl. Một màng ngăn chỉ cho phân tử HOCl khuếch tán đến cảm biến dòng không đổi. Phương pháp đo này được bù trừ pH và nhiệt độ. Một số thuật ngữ liên quan đến các dạng tồn tại khác nhau phân tử clo:
Clo hoạt tính (trạng thái axit) có tác dụng khử trùng mạnh nhất, hiệu quả gấp 100 lần so với ClO-
Tổng clo tự do: HOCl + ClO- tạo Clo hòa tan trong nước (tại giá trị pH thấp), HClO- và ion ClO- tồn tại đồng thời và tỉ lệ giữa chúng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ.
Tổng Clo kết hợp (TCC)- từ tổng clo dư và các chloramine (NH2Cl NHCl2, NCl3). 9184sc không đo các thông số này.
Cảm biến 9184sc:
Góp phần làm phong phú dòng cảm biến kĩ thuật số hiện có
Đưa ra giới hạn phát hiện ở mức thấp nhất cho việc quan trắc lượng clo tự do còn dư.
Đưa ra dãy đo liên tục rộng: 0-20 mg/L
Cho phép lắp đặt và bảo trì dễ dàng
Tương thích với các cảm biến đa năng của Hach và các bộ điều khiển kĩ thuật số đa thông số
Có sẵn các mođun như chỉ dùng xác định mỗi thông số HOCl (mã LXV430.99.00001), hay tổng clo tự do (TFC), khi kết hợp với điện cực pH để bù trừ pH chính xác hơn sự dao động của pH (mã LXV432.99.00001)

Thiết bị phân tích tổng clo dư kết hợp được lắp đặt kèm bộ điều khiển sc100 có các chức năng như:
Phân tích không sử dụng thuốc thử, màng lọc ion phân tách dung dịch điện ly với mẫu phân tích
Tất cả được lắp đặt sẵn trên pano giúp giảm chi phí cài đặt máy
Khởi động đơn giản với bộ điều khiển kĩ thuật số với tính năng cắm là chạy (Plug & play)
Sắp đặt luồng mẫu chạy bên trong giảm nhu cầu phụ kiện đi kèm
Cảm biến nhiệt độ bên trong cho kết quả đọc chính xác hơn


Thông số kỹ thuật
Thang đo: 0 đến 20ppm (mg/L)
Giới hạn phát hiện thấp nhất: 5 ppb hay 0.005 mg/L HOCl
Độ chính xác: 2% hay ±10 ppb HOCl
Độ lệch chuẩn: 0.7%
Thời gian phản hồi: 90% hay ít hơn 90 giây
Khoảng cách thời gian đo: liên tục
Tốc độ dòng thấp nhất: 1.4 L/hr (200 đến 250 mL/min) tự động điều chỉnh bởi flow thru cell
Thang đo áp suất: 0.1 đến 2 bar trong flow cell
Nhiệt độ bảo quản: -20 đến 60°C
Nhiệt độ vận hành: 0 đến 45°C
Độ ẩm hoạt động: 0 đến 90% không ngưng tụ
Nhiệt độ mẫu phân tích: 2 đến 45°C
Bù trừ nhiệt độ: tự động điều chỉnh thang nhiệt độ mẫu
pH mẫu: 4 đến 8 (axit hóa nếu pH cao hơn 8)
Nguồn điện: 12V, 1.5watts (cung cấp thông qua bộ điều khiển)
Kỹ thuật đo đạc: dòng không đổi/màng ngăn (điện cực, màng, chất điện ly)
Chất cản trở: không bị cản trở từ NHCl2/NH2Cl/NCl3, ClO2 và O3
Hiệu chuẩn zero: tự động điều chỉnh hoặc dùng nước đã khử clo
Hiệu chuẩn: so sánh với kết quả đo mẫu tại phòng thí nghiệm
Hiệu chuẩn pH: một hay hai điểm dùng dung dịch chuẩn hoặc so sánh với kết quả của phương pháp đo tại phòng thí nghiệm
Khoảng thời gian hiệu chuẩn: 2 tháng
Khoảng thời gian để bảo trì: ống đo: 6 tháng cho màng ngăn và chất điện ly, ống chứa pH: thông thường 1 đến 1.5 năm
Khung, giá đỡ: phẳng, bề mặt thẳng đứng
Kết nối: ống bơm mẫu vào: ¼-in.OD;ống thải mẫu đã phân tích:1/2-in.ID
Vật liệu: điện cực: catot bằng vàng/ anot bằng bạc, ống đo mẫu: acrylic, thân đầu dò: PVC
Chuẩn môi trường: IP-66/NEMA 4X
Chứng nhận: UL, CSA (chứng nhận bởi ETL), CE
Kích thước: 270 x 250 mm
Khối lượng: 6.5 kg

Tính năng nổi bật

Giới hạn phát hiện clo ở dạng HOCl cực thấp từ 5 ppb đến 0.005 mg/L
Dãy đo rộng từ 0 đến 20 ppm rất thích hợp ứng dụng trong mạng lưới quan trắc phân phối nước uống, quá trình clo hóa, hệ thống khử khoáng, nước thải hay trong qui trình làm nguội nước
Cảm biến đo liên tục clo và thông tin được đưa về bộ điều khiển
Có 3 loại dành riêng cho các mục đích khác nhau: chỉ đo HOCl, đo HOCl có kết hợp sự axit hóa khi cần thiết và đo tổng clo dư đi kèm với đo nhiệt độ và pH để tính ion OCl-. HOCl kết hợp với OCl- bằng tổng Clo tự do.
Các cảm biến 9184sc được sử dụng cùng với các bộ điều khiển sc100 và sc1000 mới của Hach. Bộ điều khiển sc100 có thể cài đặt 2 cảm biến, sc1000 có thể cài đặt đến 8 cảm biến và kết nối mạng cung cấp nhiều cảm biến và thông số đo hơn, cắt giảm chi phí trên mỗi điểm đo. Chỉ cần cắm bất cứ cảm biến kĩ thuật số nào của Hach là có thể sử dụng tức thời mà không cần định dạng chương trình phần mềm.