THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT MÔI TRƯỜNG NGÀNH NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI

30 tháng 10, 2009

Phương pháp đo độ dẫn điện bằng dòng điện cảm ứng (không điện cực)

Giới thiệu

Đo độ dẫn điện thường phải thực hiện trong các dung dịch có thể bao bọc, đóng bám hoặc phủ lên bề mặt của các điện cực đo truyền thống ( loại tiếp xúc). Khi đo dung dịch có độ dẫn cao trên 10,000 microSiemens/cm với điện cực truyền thống thì cần phải sử dụng loại có hằng số K (cell constant) lớn. Những điện cực này có bề mặt diện tích điện cực nhỏ và do đó dẫn tới việc dễ bị đóng bám và phân cực làm cho việc đo đạc không còn chính xác. Để giải quyết nhược điểm này, các đầu đo bằng kỹ thuật cảm ứng từ đã được phát triển để khắc phục các vấn đề này.

Nguyên tắc hoạt động

Các đầu đo độ dẫn cảm ứng hoạt động dựa vào cảm ứng một dòng điện trong vòng lặp khép kín của dung dịch và đo độ lớn của dòng điện này để xác định độ dẫn điện của dung dịch đó. Trong hình 1, bộ điều khiển truyền tín hiệu nối với hai lõi dây 1 và 2. Lõi 1 cảm ứng dòng điện sinh ra trong dung dịch và được đo lại. Tín hiệu AC trong vòng lặp xuyên qua trục ống đầu đo với dung dịch bao xung quanh. Lõi 2 (tiếp nhận) dò độ lớn của dòng cảm ứng và được đo bởi các bộ phân tích điện tử để hiển thị giá trị đọc tương ứng.





Hình 1: Hoạt động của đầu do độ dẫn điện cảm ứng

Loại đầu do cảm ứng từ này loại trừ được các vấn đề hay gặp phải khi sử dụng với điện cực đo truyền thống, kiểu điện cực sử dụng điện cực bằng than chì hay kim loại để đo tiếp xúc với dung dịch. Lớp dầu mỡ, lớp phủ do nước quy trình hay đóng mạ bằng độ dẫn điện hóa sẽ không còn là mối bận tâm khi sử dụng loại đầu đo dòng điện cảm ứng này.

Các loại điện cực đo độ dẫn cảm ứng của Hach không có điện cực kiểu tiếp xúc và có thể sử dụng trong dung dịch có độ dẫn thấp từ 0 đến 200 microSiemens/cm có nhiệt độ từ 0 đến 200oC. Tất cả đầu đo loại này của Hach đều có khả năng tự bù trừ nhiệt độ cho thang đo.

Ứng dụng
Các ứng dụng phổ biến cho loại đầu do độ dẫn cảm ứng này là đo nồng độ của dung dịch axit, bazo hay muối. Theo đường cong của dung dịch HCl ở hình 2, thì ở nồng độ 9% và 34% đều cho ra độ dẫn điện xấp xỉ 600,000 uS/cm. Độ dẫn điện của HCl tăng khi nồng độ tăng đến gần 19% sau đó thì lại giảm.

Hình 2: Nồng độ của dung dịch axit, xút và muối theo độ dẫn điện

Bởi vì hai nồng độ HCl khác nhau có thể có cùng giá trị độ dẫn điện cho nên thang đo phải được giới hạn để nó không vượt quá điểm 19%. Nếu có thể, thiết bị đo sẽ được định phần tuyến tính trên đường cong. Hay nói cách khác là cần có một thang đo cho khoảng không tuyến tính.

Lưu ý: khi đo các dung dịch có cùng giá trị độ dẫn đối với nhiều nồng độ thì thiết bị chỉ có thể dùng để đo phần đường cong nằm giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

Mã sản phẩm:
Model sc100 controller LXV401.52.02002
Model D3700 sc series Inductive Conductivity Sensors

Phương pháp đo độ dẫn điện bằng điện cực tiếp xúc

Giới thiệu

Tất cả các dung dịch có chứa nước thì luôn có độ dẫn điện trong một chừng mực nào đó. Việc đo đạc khả năng của một dung dịch có thể dẫn điện được gọi là độ dẫn (nghịch đảo của điện trở). Sự bổ sung các chất dẫn điện như muối, axit hay baz vào nước tinh khiết sẽ làm tăng khả năng dẫn điện của chất lỏng. Điều này làm tăng khả năng độ dẫn điện của dung dịch (giảm độ điện trở).

Một bộ thiết bị để đo đạc độ dẫn điện của dung dịch thông qua một bộ phân tích kết nối bên trong với dây cáp tới đầu do được nhúng ngập trong dung dịch. Đầu đo được thiết kế tích hợp với một cảm biến nhiệt độ và hai điện cực tiếp xúc với dung dịch. Dây vòng quanh bộ phân tích đưọc áp một điện thế vào giữa hai bản điện cực và độ lớn của dòng điện sinh ra tương quan tính tuyến với độ dẫn điện của dung dịch.

Khi nhiệt độ của dung dịch thay đổi, độ dẫn của nó cũng thay đổi. Thông thường, sự thay đổi nhiệt độ được bù trừ bởi một nhiệt kế (cái điện trở nhạy nhiệt độ) gắn trong cảm biến đo độ dẫn để sửa đổi hệ số góc đường tương quan từ đo đạc có được. Không quan tâm đến nhiệt độ thực của dung dịch, giá trị hiển thị là giá trị của độ dẫn điện của dung dịch nếu ở nhiệt độ là 25oC (nhiệt độ tham khảo được chấp nhận quốc tế). Sự bù trừ nhiệt độ này có thể thực hiện tự động hoặc thay đổi bằng tay.

Tất cả các dung dịch không có cùng sự thay đổi độ dẫn theo nhiệt độ. Ví dụ, đối với HCl thì thay đổi 1.5% trên mỗi oC, NaCl thì 2.1% mỗi °C. Tỉ lệ thay đổi độ dẫn điện theo thay đổi nhiệt độ được tham chiếu như độ dốc của đường bù trừ nhiệt độ và được diễn tả theo % trên °C.

Sự di chuyển của ion âm
Khi áp một điện thế vào giữa hai điện cực của một cảm biến độ dẫn điện thì các điện tích âm được di chuyển và khí được sinh ra. Các điện tích âm di chuyển tạo ra dòng điện chạy từ điện cực này sang điện cực kia. Khi các khí được thải ra, chúng bám quanh điện cực. Sự tích tụ này làm giảm sự tiếp xúc của điện cực với dung dịch và tạo ra một sức điện động ngược lại. Ảnh hưởng này được biết đến như là sự phân cực, cái mà có thể tránh được bằng cách đẩy một dòng điện xoay chiều (AC) chậm vào điện cực thay vì sử dụng điện thế một chiều (DC). Chu kì của dòng điện xoay chiều đủ ngắn và điện thế đủ thấp để điện cực không bị các khí sinh ra bám quanh.

Đơn vị đo của độ dẫn điện
Về mặt lịch sử, đơn vị chuẩn của độ dẫn điện là “mhos/cm” (mho là viết nghịch đảo của từ ohm). Độ điện trở có giá trị 100 ohms l cm tương đương với độ dẫn điện l/l00 mhos/cm. Đơn vị mhos/cm sau đó được thay thế do ngành công nghiệp sử dụng một đơn vị có thể chuyển đổi tương đương gọi là “Siemen/cm.” Độ dẫn điện luôn luôn được trình bày theo đơn vị microSiemens/cm (phần triệu Siemen) để mà toàn bộ các con số có thể được sử dụng. Một dung dịch có độ dẫn với điện trở là 100 ohms · cm
Có độ dẫn 10,000 microSiemens/cm. [l/l00 (nghịch đảo của ohm) x 1,000,000 (nhân hệ số chuyển đổi từ Siemen sang microSiemens)]. MilliSiemen cũng thường được sử dụng để đại điên l/l000 Siemen. Để đổi từ milliSiemens sang microSiemens, nhân thêm với hệ số 1000. (Ví dụ: 0.5 milliSiemens = 500 microSiemens.) MicroSiemens được viết tắt là μS; milliSiemens là mS. Bởi vì những từ và chữ viết tắt của chúng là tương tự nhau nên cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn.

Cho biết độ dẫn điện của một dung dịch, microSiemens có thể được tương quan với ppm (một phần triệu), đơn vị dùng để diễn tả cho nồng độ. Thông thường, microSiemens = 1.5 x TDS ppm (tổng chất rắn hòa tan). Tùy thuộc vào nồng độ của dung dịch và thành phần của nó, hệ số 1.5 có thể thay đổi. Nếu TDS của dung dịch được viết theo muối NaCl, giá trị microSiemen sẽ xấp xỉ 2 lần giá trị TDS NaCl ppm. Bảng dưới đây mô tả mối tương quan này.

Cấu tạo của cảm biến đo độ dẫn điện
Một cảm biến độ dẫn thường bao gồm 2 điện cực được cách ly với nhau. Vật liệu điện cực thường làm bằng thép không rỉ 316, hợp kim titan-paladi hoặc cacbon. Theo lý thuyết, bất kì vật liệu dẫn điện nào cũng có thể dùng làm điện cực nếu nó không bị hòa tan trong dung dịch. Tuy nhiên, thực tế thì điều này không được áp dụng. Các kết quả không mong muốn có thể xảy ra khi dòng điện được áp vào hai điện cực. Độ lớn của điệnt thế và dòng điện có thể tạo một tác động lên tuổi thọ điện cực và độ chính xác của phép đo. Không có vật liệu điện cực nào có thể đáp ứng cho tất cả các ứng dụng.

Các điện cực được định kích thước và khoảng trống tại một khoảng cách chính xác để cho một giá trị hằng số K, được gọi là “hằng số tế bào”. Theo lý thuyết, hằng số này là 1.0 đối với hai điện cực có diện tích bề mặt 1 cm vuông và đặt cách nhau 1 cm. Thể tích khoảng trống giữa hai điện cực là 1 cm khối. Hình 1 mô tả kích thước điện cực cơ bản.

Hình 1: Kích thước lý thuyết của cảm biến có hằng số tế bào 1.0

Bởi vì thể tích của dung dịch đo là diện tích của điện cực nhân với khoảng cách giữa chúng, mối tương quan toán học không thay đổi nếu 1 đại lượng tăng và đại lượng kia giảm theo tỷ lệ. Tuy nhiên, mức độ biến đổi và dung sai trong khoảng trống tạo bởi điện cực và diện tích có thể làm cho thể tích này bị thay đổi nhỏ.
Hằng số tế bào phải phù hợp với bộ phân tích đối với thang đo được biết trước. Ví dụ, nếu cảm biến của độ dẫn với hằng số tế bào là 1.0 được dùng để đo nước tinh khiết có độ dẫn 1 microSiemen/cm, thì tế bào sẽ có độ điện trở là 1,000,000 ohms. Ngược lại, cùng cảm biến đó được dùng cho nước biển có thể có độ điện trở là 30 ohms. Bởi vì độ điện trở rất khác nhau, nên bộ phân tích rất khó để đo chính xác nếu chỉ dùng cảm biến có cùng một hằng số tế bào. Trong dung dịch đo có 1-microSiemen/cm tế bào phải được cấu tạo với khoảng trống giữa điện cực lớn nhưng khoảng cách giữa chúng nhỏ. Với cấu tạo như thế sẽ cho phép tế bào có độ điện trở xấp xỉ 10,000 ohms, để đo chính xác hơn. Bằng cách sử dụng các cảm biến có hằng số tế bào khác nhau, thiết bị đo đạc có thể hoạt động đối với thang đo của điện trở tế bào cho nước cực kì tinh khiết đến nước biển có độ dẫn cao.

Bù trừ nhiệt độ trong phép đo độ dẫn

Hệ thống đo độ dẫn đạt sự chính xác chỉ khi được bù trừ nhiệt độ tốt. Bởi vì hệ số chung của dung dịch từ khoảng 2-3% trên °C, cần phải cẩn thận trong sản xuất và thiết kế các thiết bị có bù trừ nhiệt độ tự động. Tương tự như thế, người vận hành phải đo nhiệt độ chính xác khi cài đặt thiết bị với sự bù trừ nhiệt độ bằng tay để cho kết quả chính xác. Hệ số nhiệt độ dung dịch đôi khi không tuyến tính và luôn thay đổi theo độ dẫn thực tế. Việc hiệu chuẩn tại nhiệt độ đo thực tế sẽ giúp phép đo đạt độ chính xác tốt nhất.
Hầu hết các bộ phân tích độ dẫn có khả năng điều chỉnh sự bù trừ nhiệt độ bằng tay. Người vận hành phải cài đặt bù trừ nhiệt độ theo nhiệt độ dung dịch tại thời điểm thực hiện đo độ dẫn. Sự bù trừ nhiệt độ bằng tay thích hợp với các ứng dụng đo đạc có sự thay đổi nhiệt độ ít. Tuy nhiên, sự bù trừ tự động được ưu tiên sử dụng hơn bởi vì sau khi thiết bị hoạt động nó sẽ không thay đổi nếu với việc cài đặt sai do không để ý hay thao tác thực hành kém.

Mã sản phẩm:

Model sc100™ Controller LXV401.52.02002
Model D3400 sc-series Contacting Conductivity Sensor

Một số vấn đề liên quan đến điện cực đo pH

Bài viết này cung cấp thông tin về chức năng của điện cực, cách hoạt động và làm thế nào để chọn lựa đúng loại điện cực phù hợp với nồng độ của mẫu cần xác định pH. Ngoài ra bài viết này còn mô tả các vấn đế quan tâm đặc biệt và các ảnh hưởng lên phép đo khi pH lớn hơn 12.

Danh pháp pH
Nước và các dung dịch lỏng gồm có các hạt điện tích gọi là các ion và các hạt không mang điện tích gọi là phân tử. Một số ion mang điện tích dương và còn lại mang điện tích âm. Trong mỗi trường hợp, số lượng của các điện tích là cân bằng để không có sự trao đổi điện tích xảy ra. Trong nước tinh khiết, một số phân tử nước- gồm hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy-phân ly thành các ion:
H20 ↔ H+ + OH-

Các ion âm hydro thông thường có nồng độ khác nhau từ 1.0 đến 0.00000000000001 mole trên lít. Con số như thế gây khó khăn khi thể hiện chúng. Do đó, các nhà khoa học tìm cách dễ dàng hơn để biểu diễn giá trị nồng độ ion hydro. Có một số phương pháp đã được thử nhưng phương pháp được cộng đồng quốc tế chấp nhận là thang pH. Để chuyển một nồng độ ion hydro sang giá trị pH, nồng độ (mol/lit) được mô tả theo thang đo hệ số 10. Ví dụ như là:
0.000001 moles/liter = 10-6 moles/liter

Như vậy, phép lũy thừa cơ số 10 với số mũ âm trở thành giá trị pH. Ví dụ, nồng độ ion H+ (ion hydro) ở ví dụ trên sẽ tương đương 6 pH. Cần nhớ là thay đổi nồng độ ion hydro 10 lần sẽ tương ứng với thay đổi 1 đơn vị pH. Thang pH giúp diễn tả nồng độ ion hydro ở nhiều độ lớn một cách thuận tiện hơn. Thông thường, thang pH thay đổi từ 0 đến 14 mặc dù có khả năng có giá trị pH nhỏ hơn 0 (giá trị âm) hay lớn hơn 14. Một số giá trị pH của một số dung dịch phổ biến được nêu trong bảng 1.

Bảng 1: Giá trị pH của một số dung dịch



Nước tinh khiết có pH là 7 được xem là trung tính. Khi một dung dịch có giá trị pH thấp hơn 7.0, dung dịch đó có nồng độ ion hydro cao hơn của nước và được cho là dung dịch axit. Ngược lại, một dung dịch có pH cao hơn 7.0 có nồng độ ion hydro thấp hơn nước và được coi là một dung dịch baz.
Điện cực pH
Một điện cực pH được cấu tạo bởi hai loại thủy tinh. Thân điện cực được làm bằng loại thủy tinh không dẫn điện, đầu điện cực thường có dạng hình bầu và cấu tạo bởi loại thủy tinh có công thức gồm các oxit silica, lithium, canxi và các nguyên tố khác cho phép ion lithium xuyên qua. Cấu trúc của điện cực thủy tinh cho phép ion lithium trao đổi với các ion hydro trong chất lỏng tạo thành lớp thủy hợp. Một điện thế cỡ mV được sinh ra giữa tiết diện của đầu thủy tinh pH với dung dịch lỏng bên ngoài. Độ lớn của điện thế này phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Độ khác nhau của điện thế tạo ra bởi lớp bên ngoài và lớp thủy hợp bên trong điện cực có thể đo bằng điện cực bạc/bạc cloride (xem hình 1).

Hình 1: Cấu tạo của điện cực pH thủy tinh


Hình 2: Kích thước tương đối của các ion

Bởi vì dung dịch bên trong điện cực thủy tinh được đệm nên giá trị pH của nó không thay đổi, cho nên điện thế thay đổi chỉ do giá trị pH của dung dịch bên ngoài gây ra và có thể đo được.

Công thức Nernst
Điện thế mV xuyên qua điện cực thay đổi theo thang loragit tùy theo nồng độ ion hydro. (Bởi vì ion hydro chịu ảnh hưởng của môi trường cho nên thuật ngữ chính xác dùng cho mối quan hệ này phải gọi là hoạt độ của ion hydro. Tuy nhiên, trong hầu hết các ứng dụng, cụm từ nồng độ và hoạt độ có thể được thay thế cho nhau. Bài viết này chủ yếu sử dụng “nồng độ”)

Công thức để xác định nồng độ ion hydro là công thức Nernst:
E = E0 + 0.059 log [H+] hay E = E0 - 0.059 pH
Trong đó:
E = Điện thế (volts)
E0 = Điện thế chuẩn (volts)
[H+] = Nồng độ ion hydro
Giá trị “0.059” là hằng số Nernst, thay đổi theo nhiệt độ. Ở 25°C hằng số Nernst là 0.059 và ở 80°C là 0.070.

Đo mẫu có pH cao
Mặc dù điện cực thủy tinh phản ứng nhạy với ion H+ ,nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhỏ bởi các ion tương tự Li, natri (Na+) và kali (K+) như mô tả trong hình 2. Số lượng chất cản trở giảm khi kích thước ion tăng. Bởi vì ion lithium thường không có trong dung dịch mẫu và ion kali gây ra sự nhiễu rất nhỏ nên sự cản trở chủ yếu là do ion natri. Sự cản trở bởi ion natri chỉ xảy ra khi nồng độ ion hydro rất thấp (10-12 hay thấp hơn). Ở 12 pH và cao hơn, nồng độ ion natri ở mức 10-2 là do sự bổ sung của natri hydroxit. Do đó, ion natri sẽ gây nhiễu khi nồng độ ion natri vượt quá nồng ion hydro 10 mũ 10 lần.
Tùy thuộc vào công thức chiết xuất thủy tinh mà sự cản trở do ion natri có thể làm giá trị pH cao hay thấp. Hình 3 mô tả hiện tượng sai số do ion natri gây ra. So sánh giá trị đo với điện cực thủy tinh truyền thống và điện cực hydro chuẩn không bị ảnh hưởng bởi ion natri.

Hình 3: Sai số ion natri

Các vấn đề cần quan tâm khi chọn điện cực đo pH cao
Hiện tại không có loại thủy tinh nào cho sai số ion natri là zero. Bởi vì luôn có sai số cho nên vấn đề quan trọng là làm sao để sai số không thay đổi và có thể lặp lại. Với công thức cấu tạo thủy tinh nhiều lớp, điều này là không thể, vì các điện cực sẽ nhạy với môi trường như đã là mối ưu tiên đối với dung dịch có pH cao. Ví dụ như tại điểm sai số bắt đầu do ion natri gây ra pH có thể là 11.5 sau khi nhúng ngập trong nước từ vòi nhưng sẽ là 12.5 sau khi nhúng vào dung dịch kiềm.
Ngoài ra tuổi thọ điện cực và nhiệt độ cũng là mối quan tâm lớn.

Điện cực Hach Differential Technique sử dụng công thức cấu tạo thủy tinh đặc biệt, cũng giống như các điện cực khác, loại trừ sai số natri. Tuy nhiên, loại thủy tinh này giúp sai số natri không thay đổi trong suốt hạn sử dụng điện cực. Điều này thực hiện được bởi sự khắc axit phân tử được kiểm soát của thủy tinh với mục đích đẩy ra xa lớp phân tử cùng lúc. Tính chất đặc biệt này cung cấp một lượng không đổi ion lithium luôn sẵn có để trao đổi với ion hydro sinh ra điện thế chênh lệch ở điều kiện tương tự.

Vấn đề cần quan tâm khác khi đo pH có giá trị cao đó là đo giá trị độ dẫn điện thay vì đo pH để đạt tới nồng độ chất xút.

Lựa chọn điện cực khi mẫu có chứa hydrofluoric acid
Thông thường, các ứng dụng đo pH thường có sự hiện diện của hydrofluoric acid (HF). Hydrofluoric acid
tấn công điện cực thủy tinh và làm mất tác dụng trong thời gian rất ngắn. Nếu điện cực thủy tinh vẫn còn trong dung dịch nó sẽ bị hòa tan dần. Khi giá trị pH của dung dịch thấp hơn 6 và có hydrofluoric acid hiện diện thì cần sử dụng loại điện cực được làm bằng antimony thay vì thủy tinh để tránh các vấn đề trên.

Kết luận
Có rất nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài có thể tác động đến hoạt động của hệ thống đo pH. Để chắc chắn việc sử dụng đầu đo pH thích hợp với tính chất mẫu các điều kiện đặc trưng của quy trình cần được xem xét bao gồm:
Thang đo có vượt quá khả năng
Giá trị pH tối thiểu và tối đa của quy trình
Các thành phần của dung dịch quy trình
Ngoài ra cũng rất có ích khi biết được mức độ đo đạc thành công của hệ thống trước đó hoặc các trục trặc mắc phải cũng như các tình huống liên quan bất kì.

15 tháng 10, 2009

Máy đo độ đục cầm tay mới, model 2100Q, 2100Q IS



Các máy đo độ đục cầm tay Hach 2100Q và 2100Q IS cung cấp các chức năng vượt trội trong sử dụng và độ chính xác trong xác định độ đục. Chỉ có Hach cung cấp một máy đo độ đục có sự kết hợp độc đáo các tính năng nâng cao, như hiệu chuẩn và đơn giản hóa sự hỗ trợ truyền dữ liệu, và sự đổi mới trong phép đo, cho bạn kết quả chính xác từng thời gian.

Hiệu chuẩn và kiểm định dễ dàng- tự tin với kết quả hiển thị trên màn hình của bạn mỗi khi thực hiện đo đạc do đã được hiệu chuẩn và kiểm định. Giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhận được kết quả chính xác với giao diện theo từng bước dễ dàng , không cần phải tham thảo tài liệu hướng dẫn sử dụng phức tạp để thực hiện hiệu chuẩn định kỳ. Dung dịch chuẩn đơn RapidCal™ cung cấp một giải pháp đơn giản để đo độ đục mức độ thấp.

Truyền dữ liệu đơn giản - Truyền dữ liệu với 2100Q là đơn giản, linh hoạt, và không cần thêm phần mềm khi sử dụng với USB và mo-đun cấp nguồn. Tất cả dữ liệu có thể được chuyển sang module và dễ dàng tải về máy tính của bạn thông qua ngõ kết nối USB, cho toàn bộ dữ liệu toàn vẹn và luôn sẵn có. Với hai lựa chọn mô-đun khác nhau, bạn có thể tùy chỉnh kết nối và nguồn cấp để đáp ứng nhu cầu cụ thể của bạn.

Chính xác với các mẫu lắng nhanh- Hach 2100Q kết hợp mode Rapidly Settling Turbidity™ (RST) cho việc đo đạc chuẩn xác, độ lặp lại cao đối với mẫu khó đo độ đục do khả năng lắng nhanh. Một thuật toán cài đặt cho phép tính độ đục dựa trên một loạt các giá trị đọc tự động loại trừ được các giá trị đo bị sụt giảm và ước lượng.

Ghi chép dữ liệu thuận tiện – cho phép tối đa 500 phép đo được tự động lưu giữ trong máy để dễ dàng truy cập và sao lưu. Thông tin được lưu trữ bao gồm: ngày tháng và thời gian, người vận hành ID, giá trị đọc, ID mẫu, mẫu số, đơn vị, thời gian hiệu chuẩn, tình trạng hiệu chuẩn, các thông báo lỗi và kết quả.

Có hai model phục vụ cho yêu cầu đặc biệt

• 2100Q Turbidimeter – tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế của USEPA Method 180.1

• 2100Q IS Turbidimeter – tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế của ISO 70727

Các tính năng nổi trội của 2100Q so sánh với 2100P

Hướng dẫn thao tác ngay trên màn hình

Chức năng kiểm tra hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn dùng dung dịch đơn RapidCal

Chế độ đo độ đục lắng nhanh

Ghi dữ liệu

Truyền dữ liệu không cần phần mềm đặc biệt

Hệ thống quang hai detector

Thang đo từ 0 đến 1000 NTU

Độ phân giải 0.01 đối với thang đo thấp nhất

Các tính năng quan trọng

Hướng dẫn hiệu chuẩn và kiểm chuẩn trực tiếp trên màn hình

Máy 2100Q cho bạn sự tự tin với kết quả là chính xác mà không cần phải đọc tài liệu hướng dẫn quy trình để thực hiện hiệu chuẩn và kiểm chuẩn. Tất cả thông tin chính để thực hiện phép đo đều hiển thị trên màn hình .

Hỗ trợ việc hiệu chuẩn

Trong chế độ hiệu chuẩn toàn bộ (0 đến 1000 NTU), các dòng hướng dẫn hiệu chuẩn sẽ đưa ra để bạn thực hiện theo dễ dàng từng bước một cũng như kiểm định độ chuẩn xác của việc hiệu chuẩn một cách tự động. Sự hỗ trợ này loại bỏ nhu cầu sử dụng tài liệu hướng dẫn và đảm bảo việc hiệu chuẩn được hoàn tất và đạt yêu cầu.

Đơn giản trong kiểm định

Tự tin với kết quả đo đạc thông qua chức năng Verify Cal ( kiểm định hiệu chuẩn) một cách nhanh chóng và dễ dàng khi sử dụng kèm với dung dịch chuẩn sơ cấp 10 NTU StablCal

Hiệu chuẩn với dung dịch RapidCal Single

Trong thang đo đến 40 NTU, chế độ RapidCal giảm sự phức tạp của việc hiệu chuẩn do loại trừ bớt việc sử dụng nhiều dung dịch chuẩn có giá trị khác nhau để hiệu chuẩn cho toàn bộ thang đo. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu đo đạc.

Chế độ Rapidly Settling Turbidity™ (RST)

Theo các yêu cầu của khách hàng, Hach đã đưa ra một giải pháp để loại bỏ tính không chắc chắn khi đo đạc các mẫu có giá trị độ đục thay đổi liên tục do mẫu có chứa các thành phần có tốc độ lắng nhanh. Chế độ đọc RST của máy Hach 2100Q sử dụng một công thức toán học để tính toán và cập nhật liên tục giá trị tính được của độ đục cho một điểm trong thời gian khi mẫu bắt đầu lắng dựa vào chiều hướng thay đổi của giá trị đo. Với kết quả theo giá trị tính toán thì chính xác hơn và độ lặp lại cao hơn phương pháp truyền thống là sử dụng giá trị trung bình.

Mặc dù các chất rắn lắng liên tục nhưng giá trị tính được ở chế độ RST thì không thay đổi. Không cần phải ước đoán giá trị đúng hay lặp lại thí nghiệm nhiều lần nên lúc nào cũng thu được kết quả chính xác.

1 tháng 10, 2009

Phương pháp xác định Clo tự do trong nước có mangan hay chloramines


Giới thiệu phương pháp

Một phương pháp mới xác định clo tại phòng thí nghiệm và hiện trường được giới thiệu. Phương pháp này được thiết lập để xác định nồng độ clo tự do trong các mẫu có chứa mangan hoặc chloramines. Các hợp chất này gây nhiễu hoặc phân tách ra gây sai số dương trong phương pháp DPD thường dùng để xác định clo dư. Phương pháp mới giúp loại bỏ mối quan tâm đến sự hiện diện của mangan hoặc chloramines hay không.

Sự cản trở bởi Mangan can thiệp vào phương pháp DPD là tức thời và không thể phân biệt clo tự do. Người phân tích cần biết rằng mangan hiện diện hay không để bù trừ giá trị sai số do nó gây ra. Việc bổ sung thêm arsenit natri để bù trừ mangan trong phương pháp DPD clo sẽ không còn cần thiết. Sự sinh ra natri arsenit độc hại đã được loại bỏ. Phương pháp sạch này cũng không đòi hỏi các bước tiền xử lý.

Chloramines bị phá vỡ và gây ra kết quả cao trong việc xác định clo DPD tự do. Mức độ phá vỡ phụ thuộc vào loại chloramine, nồng độ và nhiệt độ của mẫu. Sự hiện diện của chloramines thường được ghi nhận bởi sự tăng giá trị clo tự do chậm dần. Các hướng dẫn hiện hành cho người phân tích đang sử dụng DPD là đọc kết quả clo càng sớm càng tốt (trong vòng một phút) để giảm thiểu sự gây nhiễu.

Mô tả phương pháp

Một dung dịch thuốc thử mới, Freechlor F Reagent Solution, chứa dung dịch đệm amoniac ở pH 8,3 được thêm vào một mẫu có chứa clo tự do. Clo tự do được chuyển đổi ngay lập tức thành monochloramine. Các monochloramine hình thành được xác định với thuốc thử Monochlor F. Màu phát triển được đọc so sánh với một mẫu mà chỉ Monochlor F được cho vào. Mẫu trắng này giúp loại trừ bất cứ monochloramine hiện diện sẵn trong mẫu. Thời gian phát triển màu là năm phút hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nhiệt độ mẫu, và thời gian này có thể là mối quan tâm đối với người sử dụng. Tuy nhiên, việc bù trừ arsenit natri yêu cầu điều chỉnh độ pH mẫu, chạy một mẫu thứ hai và làm một phép trừ từ tất cả các giá trị xác định clo và cũng có thể liên quan đến thời gian chờ và thao tác. Các mẫu có chứa arsenit đòi hỏi phải xử lý như là một chất thải độc hại - tốn kém thêm chi phí phụ.

Phương pháp clo tự do sử dụng đường hiệu chuẩn monochloramine cài đặt sẵn trong các máy của Hach. Không có phần mềm mới hoặc bổ sung phần dụng cụ lab nào cả.Thang đo của phương pháp này là 0,04-4,50 mg / L -Cl2. Chương trình, các cell chứa mẫu và thuốc thử được liệt kê trong quy trình đính kèm để có một bộ thiết bị hỗ trợ đầy đủ.

Ứng dụng

Nước được Clo hóa - sử dụng trong vùng nước có chứa mangan, chloramines hoặc các chất oxy hóa khác có ảnh hưởng trong phương pháp DPD clo tự do.

Quá trình clo hóa tại điểm breakpoint- sử dụng để theo dõi các cấp độ của clo tự do sau khi Breakpoint mà không cần suy luận từ kết hợp của chloramines và các thành phần dư phiền toái khác được phát hiện bởi DPD tại các Breakpoint. nghiên cứu động lực học của quá trình Chloramine hóa- sử dụng để theo dõi nồng độ clo tự do vì nó phản ứng với amoniac để tạo chloramines.
Nghiên cứu hiệu quả khuấy trộn - sử dụng để xác định hiệu quả xáo trộn của quá trình xử lý để xác định vị trí điểm chết và các khu vực có nồng độ cao. Các vùng có nồng độ clo tự do cao là do sự xáo trộn kém làm cho monochloramine chuyển đổi thành dichloramine trong khi điểm chết do xáo trộn kém có các vùng chưa phản ứng với amoniac.

Hệ thống phân phối "burnout" - sử dụng để giám sát mức clo tự do trong việc xử lý của các đường ống phân phối và hồ chứa. Phương pháp mới phân biệt giữa clo tự do và chloramines khi các đường ống được súc rửa.

Bể bơi - sử dụng để xác định mức độ clo tự do trong sự hiện diện của chloramines hữu cơ. Clo tự do là thành phần ưu tiên. Mức Chloramine tiếp tục tăng khi việc sử dụng và tải nước hồ bơi tăng.

Những người hưởng lợi ích từ phương pháp mới này

Người điều khiển việc xử lý nước gặp vấn đề mangan hoặc những người cần phải xác định mức độ clo tự do trong sự hiện diện của chloramines.

Người vận hành hệ thống phân phối cần để duy trì mức độ clo tự do tại tất tất cả các điểm trong hệ thống phân phối.

Các công ty kỹ thuật chạy thí điểm phương pháp xử lý mới hay nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng nước.

Người quản lý bể bơi, những người cần xác định chính xác hơn mức clo tự do trong sự hiện diện của chloramines. Nồng độ clo tự do là chỉ số quan trọng trong việc duy trì chất lượng nước và trong việc ngăn chặn chloramine đạt đến mức nguy hiểm.

Người quản lý chất lượng nước cần để theo dõi mức độ clo tự do trong sự hiện diện của các chất oxy hóa khác.

Mã số đặt hàng:

2964926: Freechlor F Reagent Solution, 50 ml SCDB, 5 drops
2802299: Monochlor F Reagent Pillows, 100/pkg, 2 pillows