Hach
là người bạn đồng hành đối với việc phân tích nước trong ngành bia rượu
Hach
hiểu rằng các nhu cầu về nước của bạn bắt nguồn từ việc phải đảm bảo chất
lượng, đồng nhất và an toàn của sản phẩm ở mức cao nhất, Từ năm 1947, Hach đã
thiết kế, sản xuất và phân phối toàn cầu các thiết bị đo lường, test kit và
thuốc thử để phân tích chất lượng nước trong nhiều ứng dụng khác nhau của ngành
bia rượu như là nước đầu vào, làm sạch tại chỗ (CIP) và xử lý nước đầu ra.
Chúng
tôi muốn giới thiệu ở đây toàn bộ các giải pháp sản phẩm và dịch vụ của Hach
dành cho công nghiệp bia rượu, gồm có:
Các
thiết bị đo liên tục trên hệ thống và thuốc thử đi kèm
Máy
dùng tại phòng thí nghiệm, thuốc thử và các dụng cụ
Các
phương pháp phân tích đã được EPA chứng nhận
Các
test kit cầm tay và thiết bị dùng đo tại hiện trường
Máy
lấy mẫu tự động và đồng hồ đo lưu lượng
Đội
ngũ bán hàng và dịch vụ địa phương
Các
chương trình đào tạo và hợp tác dành riêng cho khách hàng và đại lý phân phối.
Xử lý
nước đầu vào/CIP
Clo
Clo
quá mức trong nước sẽ làm hư màng lọc của hệ thống lọc và làm thay đổi vị của
nước. Quá ít clo sẽ tạo cơ hội cho các vi sinh vật phát triển. Theo dõi chặt
chẽ mức độ clo để ngăn ngừa các sự cố đối với màng lọc và sự hình thành các vi
khuẩn gây hại. Có nhiều cách diệt khuẩn nước sử dụng clo, clo dioxit hoặc ozon
để ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật. Cho dù là nước thô, nước sản xuất, nước
súc rửa hoặc nước đầu ra, việc quan trắc cố định các thông số khử khuẩn giúp
đảm bảo các quy trình sản xuất đạt mức an toàn, đồng nhất của sản phẩm và đáp
ứng các quy định về môi trường.
Độ
dẫn điện/Tổng rắn hòa tan (TDS)
Độ
dẫn điện/TDS, là thông số kiểm soát được dùng phổ biết nhất cho CIP, đo độ xút
hay axit của dung dịch. Độ dẫn điện cũng theo dõi sự hoàn tất của quy trình để
nhận diện khác biệt sản phẩm và kiểm soát sự bổ sung hóa chất. Độ dẫn cảm ứng
thỉnh thoảng được ưa dùng hơn do không có điện cực, sử dụng dòng điện cảm ứng
là lựa chọn hàng đầu do thiết kế theo tiêu chuẩn vệ sinh 3A. Độ dẫn cũng xác
định hiệu quả của vật liệu lọc nhờ đo đạc các thành phần là ion hòa tan trước
và sau quy trình lọc.
pH/ORP
pH và
ORP thường được đo trong suốt toàn bộ quy trình của nhà máy. Việc điều chỉnh pH
trước khi lọc để tránh hiện tượng kết tủa của các chất hòa tan như silica và
canxicacbonat gây tắc nghẽn bộ lọc. Duy trì pH thích hợp cũng đảm bảo hiệu quả
tối đa và giảm tối đa chi phí sử dụng hóa chất như các chất dùng cho việc khử
khuẩn. ORP theo dõi hiệu quả xử lý clo (lọc bằng cacbon hoạt tính) và điều
khiển việc bổ sung hóa chất, bảo vệ đầu nguồn bộ phận lọc RO và giảm chi phí
hóa chất.
Độ
đục
Tùy
thuộc vào nguồn nước, độ đục sẽ khác nhau đáng kể. Thông thường, các hệ thống
lọc loại bỏ độ đục vượt mức và các chất vô cơ khác. Trong khi đó độ dẫn điện
cũng theo dõi các chất rắn hòa tan, việc đo đạc độ đục liên tục là phương pháp
được ưa chuộng để theo dõi hiệu quả lọc và kiểm soát tần suất chu kì rửa ngược.
Dòng
ra/xử lý nước thải
pH
Trong
số các thông số thường phải báo cáo theo yêu cầu xả thải, theo dõi pH liên tục
giúp báo động sớm đến nhà máy để điều chỉnh các quy trình xử lý trước khi bị
vượt mức cho phép. Ngoài ra, theo dõi pH liên tục tại nhiều bước xử lý trong hệ
thống xử lý nước thải giúp tối ưu lượng hóa chất sử dụng và hoạt động sinh học
để kiểm soát các chi phí.
Oxy
hòa tan (DO)
Các
quy trình sục khí và bùn hoạt tính yêu cầu cung cấp lượng oxy ổn định để hoạt
động xử lý được hiệu quả. Thiếu hụt oxy dẫn đến hiệu suất xử lý thấp, sinh ra
sản phẩm trung gian gây mùi và các phản ứng không xảy ra hoàn toàn. Quá nhiều
oxy dẫn đến việc hao phí năng lượng tiêu thụ quá mức cần thiết. Do các quá
trình xử lý bằng bùn hoạt tính và hiếu khí chiếm đến 70% chi phí năng lượng
trong nhà máy xử lý nước thải, theo dõi và kiểm soát oxy chính xác cho phép
việc xử lý hợp lý và hiệu quả.
Độ
đục và tổng rắn lơ lửng (TSS)
Việc
đo độ đục và TSS thường được tiến hành để báo cáo đối với nước xả thải sau khi
xử lý. Chúng cũng được đo đạc để kiểm soát các hệ thống nổi khí hòa tan, thiết
bị khử nước và dòng vào bể lắng. Khi được ứng dụng trong hệ thống châm polymer,
việc kiểm soát phụ này cho kết quả tiết kiệm chi phí polymer sử dụng đáng kể. Chương
trình theo dõi liên tục và lấy mẫu định kì giảm khả năng đưa quá nhiều chất rắn
vào trong dòng nước thải và giúp ngăn chặn việc vượt quá giới hạn cho phép và
các điều khoản phạt theo đó.
Chất
hữu cơ
Trong nước thải có tải lượng hữu cơ cao, nhà máy sử dụng hóa chất xử
lý và quy trình vật lý để giảm chất ô nhiễm và để tái sử dụng nước hay thải trở
lại môi trường. Quản lý hiệu quả chất hữu cơ chủ yếu là dựa vào thông số Nhu cầu
oxy sinh học (BOD). Tuy nhiên, bởi vì thời gian kiểm tra phải mất 5 ngày mới có
kết quả, các thông số khác như Nhu cầu oxy hóa học (COD), Tổng cacbon hữu cơ (TOC)
và Hệ số hấp thụ quang phổ (SAC) có thể được dùng thay thế. Những thông số này
kiểm tra nhanh chóng, dễ phát hiện sớm vấn đề và giảm chi phí vận hành cũng như
bảo trì. COD thì liên quan đến thao tác thí nghiệm đơn giản trong phòng lab,
chỉ mất 2 giờ. Phân tích liên tục TOC cung cấp kết quả sau 15 phút và UV254
(SAC) quan trắc liên tục chất hữu cơ mà không cần dùng hóa chất hay hệ thống
thu mẫu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét