THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT MÔI TRƯỜNG NGÀNH NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI

21 tháng 12, 2009

Sản phẩm mới: máy lấy mẫu tự động, Lachat ASX-260 và ASX-520P

1. Giới thiệu chung
Máy lấy mẫu tự động là một thành phần quan trọng của bộ phân tích tiêm dòng của Lachat QuikChem. Hệ thống phân tích này dựa vào máy lấy mẫu tự động để có lượng mẫu phân tích chính xác. Bộ lấy mẫu mới với model ASX-260 và ASX-520P này là phần nâng cấp và mở rộng thêm một số đặc tính của máy. Với sự cải tiến này, Lachat cung cấp các giải pháp tốt hơn cho các nhu cầu phân tích các mẫu đặc biệt, có tính chất đặc thù tại phòng thí nghiệm. Tên đầy đủ của sản phẩm mới là:

- ASX-260 Automated Sampler

- ASX-520P Automated Sampler


2. Đặc điểm của sản phẩm

Máy lấy mẫu tự động ASX-260 Automated Sampler có thiết kế nhỏ hơn cho với các máy lấy mẫu tự động thông thường, phù hợp với nhu cầu phân tích mẫu ở mức độ trung bình và thấp. ASX-260 sẽ thay thế cho ASX-410 autosampler trong dòng sản phẩm máy lấy mẫu tự động của Lachat. ASX-260 có đầy đủ tính năng tương tự với ASX-410 trong kích thước được nén nhỏ gọn nhưng có nhiều ưu điểm trong việc lấy mẫu và có tính linh hoạt cao:

• Khả năng lấy mẫu lớn hơn

o ASX-260: 2 rãnh có thể lấy 180 mẫu
o ASX-410: 1 rãnh có thể lấy 90 mẫu

Rãnh tiêu chuẩn được tích hợp trong khay mẫu
o ASX-260: 10 vị trí cho ống lấy mẫu dung tích 50mL
o ASX-410: không có rãnh phù hợp cho loại ống lấy mẫu tiêu chuẩn

Máy lấy mẫu tự động ASX-520P Automated Sampler cũng tương tự với máy hiện thời là ASX-520 ngoại trừ phần bổ sung một bơm định lượng được gắn ở đằng sau. Bơm định lượng này rất có lợi cho các khách hàng có yêu cầu thêm một bơm bổ sung dành cho thuốc thử/mẫu vào hệ thống QuikChem nhưng lại không gần tăng tổng dung tích bằng cách mua thêm bơm cho 12-16 kênh. Sự lựa chọn này sẽ thích hợp cho một số khách hàng riêng biệt cần đáp ứng thêm nhu cầu này nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chức năng của máy ASX-520.
Các thông số kỹ thuật của loại máy mới gồm :
ASX-260 NEW
Cao, rộng, dài: 25 cm 61 cm w/ sample probe, 33 cm, 51 cm
Khối lượng: 8.4 kg
Số lượng rãnh: 2 rãnh với 60 hay 90 vị trí
Rãnh tiêu chuẩn: 10 vị trí
Số lượng mẫu tối đa: 180
ASX-520 Peri NEW
Cao, rộng, dài: 25 cm 61 cm w/ sample probe, 52 cm, 44 cm
Khối lượng: 11 kg
Số lượng rãnh: 4 rãnh với 60 hay 90 vị trí
Rãnh tiêu chuẩn: 16 position
Số lượng mẫu tối đa: 360

3. Các kit đi kèm và mã hàng tương ứng
Mã đặt hàng của hai loại máy mới này là:
ASX-260: 58120, SAMPLER, ASX260 - LIGHT GRAY
ASX-520P: 58115, SAMPLER, ASX520 W/ PERIPUMP, QC8500S2
Tương tự với máy lấy mẫu tự động ASX-410 và ASX-520, hai loại mới này cũng được bán kèm theo máy là các ống lấy mẫu, rãnh chứa ống. Các phần kit khác được mô tả trong bảng dưới đây:



4. Phần mềm và phần cứng
Máy ASX-260 chỉ tương thích với phần mềm điều khiển Lachat Omnion software có phiên bản 3.0.223 trở đi. Người sử dụng sản phẩm Lachat đã cài đặt hệ thống này cần phải nâng cấp phần mềm để có thể sử dụng thêm được một ASX-260 trong hệ thống hiện có. ASX-260 và ASX-520P đều hoạt động tương thích với dòng máy phân tích Lachat QuikChem 8000, 8500 và 8500 Series 2 platforms. Hai máy lấy mẫu tự động này sẽ tích hợp khi được cập nhật phiên bản phần mềm mớiOmnion V3.0.223.


ASX-260 và ASX-520P cũng có thể hoạt động tương thích với máy pha loãng tự động Lachat PDS200. Không có sự thay đổi nào về các chức năng chuẩn so với hai máy lấy mẫu hiện thời ASX-520 và ASX-410 nên chúng đều có thể kết nối, hoạt động bình thường cùng với PDS200 autodilutor.

17 tháng 12, 2009

Kiểm soát hiện tượng nitrat hóa trong nước được xử lý với Cloramin


Sự nitrat hóa có thể dẫn đến sự phân hủy hóa học của chất lượng nước như là
• Thất thoát lượng chất diệt khuẩn tồn dư trong nước
• Sự hình thành nitrat/nitrit
• Sự thiếu hụt oxy hòa tan
• Sụt giảm pH và độ kiềm
• Đồng và chì gia tăng do sự ăn mòn xảy ra đi kèm với việc pH giảm
• Sản phẩm phụ diệt khuẩn hình thành trong quá trình khử bằng clorin (tạo ra clo tự do)

Sự nitrat hóa có thể dẫn đến sự phân hủy sinh học của chất lượng nước như là:
• Các hoạt động sinh học gia tăng (heterotrophic plate count (HPC))
• Tăng lượng vi khuẩn oxy hóa ammonia (AOB)
• Tăng lượng vi khuẩn oxy hóa Nitơ (NOB)
• Coliform xuất hiện

Sự suy giảm chất lượng nước có thể tác động đến sự tuân thủ các điều luật của chính phủ (Mỹ
• Luật Tăng cường xử lý nước bề mặt– do sự suy giảm chất diệt khuẩn tồn dư và sự phát triển của vi sinh vật
• Luật Tổng Coliform – do sự phát triển của vi sinh vật
• Luật Chì và Đồng – do sụt giảm oxy hòa tan và giảm pH/ độ kiềm
• Luật Diệt khuẩn và Phẩm phụ diệt khuẩn (I & II) – do hình thành DBP trong quá trình khử trùng bằng clorin

Dấu hiệu cho biết quá trình nitrat hóa xảy ra
• Ammonia (ban đầu có thể tăng, sau đó giảm khi nitrit hình thành)
• Nitrite và nitrate (sẽ tăng)
• Clorin dư (sẽ giảm)
• Heterotrophic Plate Counts (HPCs) (sẽ tăng)

•Oxy hòa tan (DO) (sẽ giảm)
• pH (sẽ giảm, mức độ tùy thuộc vào khả năng đệm của nước)
• Nhiệt độ (20 – 35 độ C là tối ưu cho quá trình nitrat hóa diễn ra mặc dù quá trình này có thể xảy ra ở 49 độ C)
•Bất kì sự thay đổi đột ngột nào trong chất lượng nước ở đầu vòi sử (màu, mùi, vị và đục) mà không phải do sự thay đổi của nguồn nước thô.

Các thông số kiểm soát chất lượng nước hữu ích tại nhà máy xử lý nước cho việc quan trắc quá trình nitrat hóa
Rất hữu ích
Clorin tự do-Free chlorine
Tổng clorin-Total chlorine
Ammonia tự do-Free ammonia-N
pH
Nhiệt độ

Hữu ích
Tổng cacbon hữu cơ-TOC
Cloramin phân hủy - Chloramine decay
Độ kiềm-Alkalinity

Tùy vào đặc điểm nhà máy
Độ cứng-Hardness
Nitơ nitrat-Nitrate-N (rất hữu ích để biết mức cơ bản)
Nitơ nitrit-Nitrite-N (rất hữu ích để biết mức cơ bản)
Ammonia tổng-Total ammonia-N

Các thông số kiểm soát chất lượng nước hữu ích tại hệ thống phân phối quan trắc quá trình nitrat hóa

Rất hữu ích
Clorin tổng-Total chlorine
Nitrit Nitơ-Nitrite-N
Ammonia tự do-Free ammonia-N
Clorin tự do-Free Chlorine*
Nhiệt độ

Hữu ích
Nitrat Nitơ-Nitrate-N**
Ammonia tổng-Total Ammonia-N
HPC-R2A
pH

Tùy vào đặc điểm nhà máy
Oxy hòa tan-DO
Tổng cacbon hữu cơ-TOC
Độ cứng-Hardness
Độ kiềm-Alkalinity
Vi khuẩn oxy hóa ammonia- AOB***


* rất hữu ích trong đánh giá điểm ngắt (không phải cho quan trắc toàn bộ quá trình)
** Rất hữu ích nều mức Nitơ cơ bản là ổn định
***hạn chế trong phân tích nếu không thể sử dụng phương pháp đếm số lượng ít tốn kém
Các thông số khác có thể sử dụng để kiểm soát chất lượng nước trong hệ thống phân phối tối ưu gồm có:

Monochloramine –chỉ thị trực tiếp mức độ lượng dư trong hệ thống. Tổng clorin xác định được thường cao hơn monochloramine do các chất hữu cơ tư nhiên và khả năng có mặt của dichloramines Trong khi tổng clorin là thông số đánh giá thường xuyên thì
monochloramine được dùng để kiểm soát quy trình tốt hơn

Tổng rắn hòa tan, hay thay thế bởi Độ dẫn điện – quan trọng để tính toán chỉ số Langlier (LI) theo Luật Chì và Đồng ( của Mỹ). Hai thông số này không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nitrat hóa nhưng lại quan trong để duy trì hệ thống được an toàn và đảm bảo chì hay đồng không rò rỉ T

Tần suất đo đạc các thông số

Tại điểm xử lý của hệ thống phân phối
Đo clorin dư- liên tục
Ammonia tự do -đo liên tục (tối thiểu mỗi lần cấp)
Nitrit-hằng tuần
HPC-R2A -mỗi ngày,
Nhiệt độ & pH –liên tục
Độ kiềm và độ cứng – mỗi ngày

Tại hệ thống phân phối
Đo clorin dư -liên tục hoặc mỗi ngày
Nitrit-hằng tuần
HPC-R2A –hằng tháng hoặc thường xuyên hơn nếu đã xảy ra quá trình nitrat hóa
Nhiệt độ & pH –liên tục hay mỗi ngày
Độ kiềm và độ cứng – mỗi ngày

Hai phương pháp tiếp cận để kiểm soát sự nitrat hóa
Gia tăng pH
Ưu điểm và đánh giá
Hạn chế sự nitrat hóa- giảm đóng cặn đường ống
Tăng sự ổn định của cloramin- tăng chi phí xử lý (cấp thêm hóa chất để nâng pH)
Loại bỏ khả năng hình thành dichloramine và mùi vị đi kèm-tăng lượng natri phụ thuộc vào lượng hóa chất cấp vào để nâng pH
Giảm độ hòa tan của chì và đồng với việc tăng chỉ số ăn mòn-sự chấp nhận của khách hàng

Bổ sung ion clorin dioxit/ clorit
Ưu điểm và đánh giá
Ngăn ngừa sự nitrat hóa-bổ sung hợp chất clorit
Tăng thời gian tiếp xúc và nhu cầu của phẩm phụ diệt khuẩn – độc hại của clorin dioxit
, sự chấp nhân của khách hàng

16 tháng 12, 2009

Dòng máy E-Chem mới, MP meters- đa chỉ tiêu, không dùng điện cực ngoài


Dòng máy MP mới mà Hach giới thiệu ra thị trường cuối năm nay nhằm đáp ứng các yêu cầu tinh gọn và sử dụng dễ dàng để kiểm tra nhanh các thông số phổ biến như pH, ORP (điện thế oxy hóa khử), độ dẫn, độ điện trở, tổng rắn hòa tan (TDS) và nhiệt độ. Với thiết kế tích hợp cảm biến bên trong khe chứa mẫu (sample cup), máy đo cầm tay này không cần gắn bất kì đầu điện cực nào như các máy đo cầm tay thông thường. Việc đo đạc cũng vô cùng đơn giản:

1. Hứng đầy mẫu vào khe
2. Nhấn chọn nút đo thông số đó để đọc giá trị

MP Meters:
Có tất cả 3 mẫu máy có dòng này, phân loại theo thông số đo, tất cả đều đat chuẩn IP-67 và CE/WEEE. Mỗi máy có thể lưu trữ tối đa 100 giá trị đo. Các dữ liệu này có thể truyền qua máy tính thông qua một thiết bị là MP-dock. Các đặc điểm bổ sung của mỗi máy gồm có:
Tự động bù trừ nhiệt độ
Người sử dụng có thể điều chỉnh sự bù trừ nhiệt độ (lên 9.99%/ºC) cũng như có thể tắt chế độ tự động bù trừ trong các ứng dụng cụ thể.
Có 3 chương trình chung được lập trình trong mỗi máy để giúp đo đạc chuẩn xác hơn các chỉ số độ dẫn, độ điện trở và TDS ứng dụng rộng cho nhiều mẫu có tính chất khác nhau.

• Tự động ngắt nguồn – tiết kiệm để kéo dài tuổi thọ pin đến hơn 100 giờ (~5000 lần đo đạc)

MP-4 (Cat. # HMP4):

• Độ dẫn điện-Conductivity

• Độ điện trở -Resistivity

• Tổng rắn hòa tan-TDS

• Nhiệt độ-Temperature

MP-4 thích hợp cho các khách hàng cần đo độ dẫn và các thông số liên quan đến độ dẫn. Model này không đo được pH hay ORP.

MP-6p (Cat. # HMP6P):
• pH
• ORP (điện thế oxy hóa khử)
• Độ dẫn điện
• Độ muối/khoáng
• TDS
• Nhiệt độ

MP-6p thích hợp sử dụng tại các nơi có dịch vụ spa hay có hồ bơi. Giá trị độ muối/khoáng là giá trị TDS đo được dựa trên thành phần NaCl. Một chai dung dịch pH 50mL được cấp kèm theo mỗi máy.
Các sensor pH/ORP trong máy MP-6p có thể thay thế.


MP-6 (Cat. # HMP6):
• pH
• ORP (điện thế oxy hóa khử)
• Độ dẫn điện
• Độ điện trở
• TDS
• Nhiệt độ

MP-6 có thể đo hầu hết các thông số điện hóa quan trọng. provides the most versatility for critical e-chem parameters. Một chai dung dịch pH 50mL được cấp kèm theo mỗi máy.
Các sensor pH/ORP trong máy MP-6p có thể thay thế.

Cách sử dụng máy
Đơn giản và tiện lợi. Vì máy đã tích hợp các sensor bên trong thay vì sử dụng một điện cực gắn bên ngoài, việc sử dụng sẽ khác so với các kiểu truyền thống. Mẫu được đổ trực tiếp vào khe chứa trên máy để máy có thể đọc giá trị của thông số cần đo.

Để thu thập các thông số riêng hay cùng lúc nhiều thông số, cần phải để mẫu chảy tràn trong toàn bộ mỗi cell cup.

• Súc rửa conductivity cell hay pH/ORP sensor (MP-6, MP-6p) với dung dịch test 3 lần và đổ trở lại. Nhiệt độ và phép đo cần chính xác cao sẽ yêu cầu tráng lại nhiều lần để có thể đọc chính xác hơn
• Nhấn chọn phím theo thông số cần đo để bắt đầu. Nhấn lại lần nữa để khởi động lại chế độ tự động tắt đồng hồ đếm 15 giây. Tự động tắt chế độ đếm thời gian có thể điều chỉnh 15 – 75 giây.

•Ghi lại kết quả hoặc nhấn phím MS để lưu giá trị đọc

Hiệu chuẩn máy:
• Chọn thông số
• Nhấn nút “CAL”
• Nhấn phím lên/xuống để điều chỉnh giá trị chuẩn
• Nhấn “CAL” để chấp nhận

Khi đã hoàn thành, rửa khe chứa mẫu với dung dịch pH/ORP đi kèm với máy 3 lần và đổ đầy dung dịch này để giữ khe không bị khô. Thay nắp để giữ sensor luôn có nước.
Sơ đồ bên dưới cho hình ảnh của các sensor cup dùng cho máy MP-6 ( MP-4 không có sensor cup thứ hai có sensor pH và ORP). Bởi vì cảm biến nhiệt độ nằm bên trong với cell cup (trên máy MP-6 và MP-6p) đo độ dẫn nên cả hai cup phải được đổ mẫu đầy để có giá trị bù trừ nhiệt độ khi đo pH hay ORP.

Bởi vì thiết kế đặc biệt của máy, dòng mẫu được đo như hình bên trên. Các thức này đặc biệt tiện ích cho các ứng dụng đo dòng mẫu cực sạch ( đo độ điện trở của hệ thống nước khử ion-DI water) vì khí CO2 sẽ không hấp thụ vào trong mẫu khi chứa trong cốc thủy tinh nếu đo dùng điện cực ngoài

Chuyển dữ liệu với MP-Dock
Thiết bị MP-Dock hoạt động chuyển dữ liệu nhờ nguồn cấp điện thông qua ngõ USB (Cat. # HMPDOCK). Có một ngõ IR (tia hồng ngoại) nằm ở dưới đáy của mỗi máy MP. Khi máy được đặt lên trên MP-Dock, dữ liệu sẽ được chuyển sang phần mềm ứng dụng MP DataLink cài đặt sẵn trong MP-Dock. Từ MP DataLink, dữ liệu có thể được xuất ra dưới dạng file.csv để mở trong Microsoft Excel™.

Yêu cầu hệ thống cho cài đặt MP DataLink
Hệ điều hành của máy: Microsoft Windows® XP™, Windows Vista™ hay Mac OS X 10.0–10.4.11
Thông số kỹ thuật chi tiết của MP-Dock
Kích thước: 207.01 x 76.20 x 39.37 mm (8.15 x 3.0 x 1.55 in.)
Chiều dài dây cáp USB: 787.4 mm (31 in.)
Khối lượng: 285.76 g (10.08 oz.)
Bảo hành: 2 năm kể từ khi xuất xưởng

Thị trường của sản phẩm
Dòng máy đo MP ứng dụng cho các điểm cần kiểm tra nhanh trong lĩnh vực sử dụng, sản xuất nước tinh khiết, như là:

• nước làm mát/nồi hơi trong công nghiệp
• nước xử lý/điều trị (ChemTreat, Nalco, GE, etc.)
• nước uống sinh hoạt (hệ thống phân phối, RO, khử muối...)
• hồ bơi & Spa

Thông số kỹ thuật của MP
Màn hình: 4 con số LCD
Kích thước (L x W x H): 196 x 68 x 64 mm (7.7 x 2.7 x 2.5 in.)
Khối lượng: 352 g (12.4 oz)
Vỏ máy: VALOX®1
Vật liệu cell đo COND/RES/TDS: VALOX
Điện cực COND/TDS electrodes (4): 316 stainless steel
Dung tích cell đo COND/RES/TDS: 5 mL (0.2 oz)
Dung dịch sensor cup pH /ORP: 1.2 mL (0.04 oz)
Nguồn điện: 9V alkaline battery
Tuổi thọ pin: >100 giờ (5000 giá trị đọc)
Nhiệt độ vận hành: 0 đến 55 ºC (32 đến 132 ºF)
Chuẩn bảo vệ: IP67/NEMA 6
Xuất xứ: Mỹ
Bảo hành máy MP: 2 năm kể từ ngày xuất hàng
Bảo hành sensor pH/ORP: 6 tháng kể từ ngày xuất hàng

Thang đo
pH (MP-6 và MP-6p models): 0 đến 14 pH
ORP (MP-6 và MP-6p models): ±999 mV
Độ dẫn: 0 đến 9999 μS/cm, 10 đến 200 mS/cm trong 5 dãy đo chia tự động
TDS: 0 đến 9999 ppm, 10 đến 200 ppt trong 5 dãy đo chia tự động
Khoáng/độ muối (chỉ model MP-6p): 0 đến 9999 ppm 10 đến 200 ppt trong 5 dãy đo chia tự động
Độ điện trở (MP-6 và MP-6p models): 10 KΩ đến 30 MΩ
Nhiệt độ: 0 đến 71 ºC


Độ phân giải
pH: ±0.01 pH
ORP: ±1 mV
Độ dẫn: 0.01 (<100>1 MΩ)
Nhiệt độ: 0.1 ºC/ºF

Độ chuẩn xác
pH: ±0.01 pH*
ORP: ±1 mV
Độ dẫn: ±1% giá trị đọc
TDS: ±1% giá trị đọc
Khoáng/độ muối: ±1% giá trị đọc
Độ điện trở: ±1% giá trị đọc
Nhiệt độ: ±0.1 ºC

Tự động bù trừ nhiệt độ
pH: 0 to 71 ºC (32 to 160 ºF)
Độ dẫn: 0 to 71 ºC (32 to 160 ºF)
TDS: 0 to 71 ºC (32 to 160 ºF)
Khoáng/độ muối: 0 to 71 ºC (32 to 160 ºF)
Độ điện trở: 0 to 71 ºC (32 to 160 ºF)




14 tháng 12, 2009

Giới thiệu bộ điều khiển sc1000 phiên bản mới V3.0 GPRS & Modbus TCP/IP


Hach và Hach-Lange vừa cho ra đời chương trình phần mềm mới ứng dụng cho bộ sc1000 controller. Phiên bản V 3.0 này cung cấp thêm khả năng trao đổi, xử lý thông tin từ xa thông qua GSM-GPRS (bên cạnh GSM-CSD), truyền thông qua giao thức Modbus TCP/IP và điều khiển từ xa bằng cách đăng nhập vào giao diện web để kết nối với sc1000 controller.
Phiên bản này được nâng cấp các tính năng mới và chỉnh sửa một số lỗi nhỏ.
Phần mềm được tách ra làm hai phần để tải xuống:
Chương trình mới cho sc1000 Display Module Version 3.00 Package P012 và
Đầu gắn điện cực sc1000 I/O-Module Versions 3.00 Package P012
Đối với tất cả Display Module có S/N lớn hơn 1316834, được sản xuất từ Nov. 26, 2009, đều được cài đặt phiên bản mới nhất.
Display Module – Các tính năng mới:
Để trao đổi thông tin từ xa, sc1000 controller với version 3.0 bây giờ có thể chuyển dữ liệu qua các hệ thống truyền dữ liệu có hỗ trợ giao thức GSM-GPRS. Bởi vì tốc độ truyền GPRS tại các nhà máy được tính trên khối lượng dữ liệu sử dụng, các máy di động chuyển sang sử dụng GSM-CSD kinh tế hơn. Cho sc1000 vẫn tiếp tục hỗ trợ GSM-CSD. Trao đổi thông tin từ xa thông qua GPRS:
Tính năng và ưu điểm của GSM-GPRS:
Hỗ trợ kết nối mạng không dây toàn cầu
Giảm chi phí-loại bỏ nhu cầu cử người đến giám sát ở các vị trí xa xôi để lấy thông tin từ sc 1000
Cung cấp khả năng điều khiển từ xa một cách dễ dàng, lấy thông tin từ sc1000 bất cứ lúc nào thông qua GSM-GPRS
Không yêu cầu thêm phần cứng -sc1000 display modules với GSM modems được gắn trong máy sản xuất từ năm 2007 vẫn có thể nâng cấp V3.0.
Nhanh gấp 4 lần so với GSM-CSD.
Sử dụng mạng điện thoại di động và Internet (với sc1000 V3.0) để kết nối liên tục 24/7. Hỗ trợ tin báo qua e-mail
Cung cấp truyền thông bảo mật VPN qua internet

Modbus TCP/IP

Là giao thức truyền dữ liệu mới nhất dựa trên nền tảng MODBUS. Bằng cách kết hợp MODBUS với TCP/IP, bộ điều khiển sc1000 giờ đây có thể lưu chuyển dữ liệu qua ngõ Ethernet hay qua Internet sử dụng GSM-GPRS. Ethernet đã có mặt sẵn ở hầu hết các môi trường làm việc cần sự liên kết, nên nhanh chóng được ưa thích ứng dụng làm ngõ giao tiếp truyền dẫn thông tin chính yếu trong công nghiệp. Từ khi sc1000 có hỗ trợ Ethernet, bộ điều khiển có thể tích hợp dễ dàng, liền mạch với mạng truyền thông tin liên kết hay công nghiệp.
Tính năng và ưu điểm của Modbus TCP/IP:
Kết nối hệ thống PLC/SCADA với các thiết bị thông minh
Giao thức truyền thông công nghiệp Ethernet đi đầu
Cung cấp dữ liệu quy trình cho các hệ thống tự động
Hỗ trợ bởi nhiều nhà cung cấp hệ thống như: Modicon, Telemechanique, Phoenix, Kepware OPC server …
Kết nối dây (SC1000 ngõ Ethernet) và không dây qua GPRS.
V3.0 đã có cài đặt mã bảo vệ, bao gồm thời gian sử dụng thử và có thể được kích hoạt tại mục LICENSE MANAGEMENT. Cũng có thể đặt mua quyền sử dụng không giới hạn khi nâng cấp với kit LZY598.
Quyền sử dụng luôn liên quan đến một số sê ri cố định—đặt mua LZY598 yêu cầu số sê ri mục tiêu
Tính tương thích và vận hành liên kết đã được kiểm tra với các nhà sản xuất hệ thống tự động hóa hàng đầu.

Giao diện Web
Với sc1000 controllers hiện nay người sử dụng có thể vào web để giao diện với máy. Với sự ra đời version 3.0, khả năng này được cải tiến xa hơn. Giao diện cách thức này được hoàn chỉnh hơn cho người sử dụng tiếp cận với 26 ngôn ngữ (bổ sung thêm tiếng Thái và Croatia).



Tính năng và ưu điểm của qua giao diện Web:
Dễ vào. Dùng bất cứ trình duyệt nào trên nền PC/Mac—Windows, Unix, Linux, etc.
Không cần thêm phần mềm chuyên biệt- không cần trang bị hay duy trì thêm phần
Có thể vào mạng thông qua mạng không dây nhờ GPRS hay có dây qua ngõ Ethernet.
Đăng nhập từ xa theo ngôn ngữ địa phương tùy cài đặt

Mạng riêng ảo (VPN mở):
sc1000 có thể hỗ trợ VPN mở để bảo mật và truyền thông tin trực tiếp giữa sc1000 và hệ thống thống máy tính/SCADA/PLC của khách hàng. VPN mở có khả năng thiết lập đường liên kết trực tiếp giữa hai máy đi qua bộ chuyển địa chỉ mạng và các bức tường bảo vệ. VPN mở là phần mềm miễn phí có thể tải trực tiếp địa chỉ MyDanaher.com và từ web .

Tính năng và ưu điểm của VPN mở
Chuẩn truyền dữ liệu an toàn bảo mật qua internet
Liên kết dây (SC1000 ngõ Ethernet ) và không dây qua GPRS.
Không được cài đặt mặc định, có sẵn để tải xuống hay dùng thẻ SD.

Thiết lập IP bởi nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài (M2M):
Cần có nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài trong trường hợp người sử dụng không có cơ sở hạ tầng GPRS riêng.
Dễ sử dụng, cài đặt và duy trì, không cần thiết phải có quản trị IT đặc biệt
Địa chỉ IP cố định được cung cấp bởi bên thứ ba như là M2M Company, http://mdex.de
Chi phí thực tế ~ $10/tháng cho mỗi thiết bị hay PC, hoặc ~$40 cho SIM card-dữ liệu một nhà máy + địa chỉ hosting


I/O Modules – các tính năng mới

Relay card:
Đã được thay đổi từ V2.09 sang V2.10
Bộ đếm thời gian không khởi động lại khi vào mục lục Timer
Menu MAX TIMER EXPIRE hiện ra "0" sau khi hết thời gian thay vì hiển thị "65535"
Menu ALL bên dưới FUNCTION TEST được chỉnh sửa lại; bây giờ tất cả Relays có thể được thay đổi cùng với nhau
Trong TIMER FUNCTION, relay gửi tín hiệu giữ nguyên đến một đầu đo khi đầu đo đó được mở khóa trở lại bởi Display Module
Fieldbus card: V2.09 giữ nguyên ngoại trừ thêm tiếng Thái
mA Output card: V2.17/18 giữ nguyên ngoại trừ thêm tiếng Thái
mA Input card: V2.15 giữ nguyên ngoại trừ thêm tiếng Thái

Các tài liệu mới
HACH Instruction Sheet “sc1000 Enhanced Communications” EN DOC023.53.90143
HL Instruction Sheet “sc1000 Enhanced Communications” EN DOC023.52.90143
HL Instruction Sheet “sc1000 Enhanced Communications” DE DOC023.72.90143
HL Instruction Sheet “sc1000 Enhanced Communications” F DOC023.77.90143 HACH/HL User Manual “sc1000 controller”, (24 languages) DOC023.cc.90007

Các phần phụ
LXV402.99.10002 Hach sc1000 Display Module with MODBUS/ TCPIP
LXV402.99.11002 Hach sc1000 Display Module with MODBUS/ TCPIP and GSM (EU)
LXV402.99.12002 Hach sc1000 Display Module with MODBUS/ TCPIP and GSM (US)
LXV402.99.01002 Hach sc1000 Display Module with and GSM (EU)
LXV402.99.10001 HL sc1000 Display Module with MODBUS/ TCPIP
LXV402.99.11001 HL sc1000 Display Module with MODBUS/ TCPIP and GSM (EU)
LXV402.99.01001 HL sc1000 Display Module with and GSM (EU)
LZY598 Modbus TCP/IP license Kit
LZY553 Outdoor Ethernet Kit

2 tháng 12, 2009

Thuốc thử dùng trong phân tích TKN một cách đơn giản và hiệu quả: TKN (s-TKN™) TNTplus™ Reagent Set: TNT880



Tổng Nitơ Kjeldahl (TKN) cho đến nay được biết đền là một thí nghiệm truyền thống khó phân tích, nguy hiểm, tiêu tốn rất nhiều thời gian của người thực hiện. Để giải quyết những vấn đề này, Hach nghiên cứu và giới thiệu loại thuốc thử pha chế sẵn trong ống TNTplus (có mã vạch) có tên là s-TKN (TNT 880) để dùng trong phân tích TKN một cách đơn giản mà hiệu quả.

Ưu điểm của phương pháp HACH s-TKN
s-TKN (simplified TKN) chứa mọi hóa chất cần dùng để xác định TKN chỉ trong một hộp. Phương pháp s-TKN sử dụng công nghệ TNTplus™, sử dụng các hóa chất an toàn hơn có thể sử dụng trực tiếp các máy quang phổ so màu của (DR 2800™, DR 3800™ và DR 5000™). Các ống nghiệm không cần phải rửa hay chuẩn bị như kiểu truyền thống và có thể dùng đo nhanh với chương trình tự động đọc mã vạch nhận diện phương pháp test phù hợp cài đặt trong máy quang phổ của Hach, loại bỏ được thao tác xây dựng đường chuẩn và cũng không cần thực hiện mẫu trắng, giúp giảm chi phí.
Bộ s-TKN mới có các đặc điểm sau:
• Loại bỏ việc sử dụng thủy ngân độc hại
• Giảm chi phí thực hiện với giá thành dưới $4/ test—đồng nghĩa chi phí tiết kiệm một năm có thể trên $550 so sánh với việc thực hiện TKN bên ngoài với tần suất hằng tháng (~$50/test)
• Giảm tối thiểu yêu cầu huấn luyện và trang thiết bị với phương pháp test đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được.
• Thời gian phân tích mất gần 1 giờ, giảm thời gian thao tác bằng tay

Phương pháp TKN truyền thống:
TKN là tổng nồng độ của Nitơ hữu cơ và ammonia. Phương pháp TKN truyền thống được xây dựng vào 1883 bởi một nhà hóa học người Đan Mạch, Johan Kjeldahl. Phương pháp truyền thống gồm các bước phá mẫu ở nhiệt độ cao trong vài giờ với dung dịch axit sulfuric mạnh và chất xúc tác kim loại như đồng hay thủy ngân. Quá trình phá mẫu này chuyển các Nitơ hữu cơ thành ammonia để được xác định thông qua các kỹ thuật phân tích khác nhau. Việc phân tích này đòi hỏi thiết bị dễ vỡ, đắt tiền và cần một khoảng không gian rộng cho việc thí nghiệm. Ngoài ra trong mùa mưa, lũ, nhiều chất cản trở có mặt trong mẫu phân tích làm hạn chế tính chính xác của phương pháp truyền thống
Mối quan hệ của Nitơ:
Nitơ tổng được định nghĩa là tổng Nitơ hữu cơ, nitrat, nitrit và ammonia:
Tổng N = N-hữu cơ + NO3--N + NO2--N + NH3-N
N = Nitơ
NO3--N = Nitơ Nitrat
NO2--N = Nitơ Nitrit và
NH3-N = Nitơ ammonia
Theo định nghĩa, TKN, là một thành phần của Nitơ tổng, là tổng của Nitơ hữu cơ với ammonia. Do đó, mối quan hệ ở trên được viết lại như sau:
Tổng N = TKN + NO3--N + NO2—N

Phương pháp s-TKN của Hach:
Phương pháp s-TKN được dựa trên mối quan hệ Nitơ ở trên. Sắp xếp lại công thức trên, s-TKN được định nghĩa là sự chênh lệch giữa nồng độ của Nitơ tổng với tổng Nitơ nitrat và nitrit:
s-TKN = Total N – (NO3--N + NO2—N)
Trong phương pháp s-TKN, Nitơ tổng được xác định bằng cách phá mẫu với persulfate bằng bộ nung DRB200 trong ống nghiệm 20mm được đậy kín. Việc phân hủy này sẽ oxy toàn bộ các dạng của Nitơ thành nitrat. Nitrat phản ứng với chất chỉ thị trong ống và sau đó được đo theo phương pháp so màu. Một ống nghiệm khác chứa mẫu đã được xử lý acid chưa được phá mẫu phản ứng với chất chỉ thị để xác định thành phần nitrat, nitrit bị oxy hóa. Máy quang phổ tự động trừ đi giá trị Nitơ bị oxy hóa này từ giá trị tổng Nitơ đã được xác định và hiển thị cho biết kết quả của các thông số sau: Nitơ tổng, Nitrat + Nitrit và TKN.
Nếu có nhu cầu xác định thành phần Nitơ hữu cơ trong mẫu, thì cần thực hiện thêm thí nghiệm với ammonia test (TNT830, 831, 832). Giá trị ammonia theo đơn vị N (NH3-N), có thể bị trừ đi từ giá trị TKN để xác định lượng Nitơ hữu cơ trong mẫu.

Chương trình phần mềm:
Chương trình phần mềm cần cập nhật cho các máy DR của Hach để có thể chạy thí nghiệm này như sau:
DR 2800
Instrument Version: 1.06
Hach Program Version: 34
DR 3800
Instrument Version: 1.02
Hach Program Version: 34
DR 5000
Instrument Version: 1.08
Hach Program Version: 10

11 tháng 11, 2009

Giới thiệu một phương pháp hiệu quả để kiểm soát sự chloramin hóa trong xử lý nước.

Giới thiệu
Sự diệt khuẩn bằng chloramines là quá trình tạo thành các chloramines vô cơ trong nước để giảm nồng độ vi sinh trong giới hạn cho phép. Các chloramines gồm có - monochloramine (NH2Cl), dichloramine (NHCl2), và nitrogen trichloride (NCl3) – hình thành khi clo và ammonia được kết hợp trong nước. Thông thường, nước đã xử lý có chứa ammonia được khử khuẩn bằng cách bổ sung chlorine vào trước khi thải ra môi trường hoặc đi vào hệ thống phân phối. Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy nước cấp đã chuyển đổi phương thức khử khuẩn nước bằng quá trình chloramines hóa để sản xuất nước có thể uống trực tiếp tại vòi nước. Gần 20% các nhà máy nước cấp ở Mỹ hiện đang sử dụng chloramines như chất diệt khuẩn tồn dư trong nước. Đối với chloramines hóa nước thì monochloramine là chất diệt khuẩn ưu tiên hơn và tránh sự tạo thành dichloramine và nitrogen trichloride, do sẽ tiêu tốn nhiều chlorine và sự hiện diện của hai hợp chất này sẽ sinh ra mùi và vị khó chịu. Trong nước thải đã được xử lý, bất kì hợp chất nito hữu cơ hiện diện sẽ tạo thành chloramines hữu cơ trong quá trình chloramin hóa. Các chloramines hữu cơ này, như một phân lớp, có tính khử khuẩn yếu hơn so với chloramines vô cơ. Chlorine được châm quá mức và sự khuấy trộn trong hiệu quả có thể dẫn đến việc sinh ra nhiều chloramines hữu cơ hơn, do đó cũng làm mất tác dụng giảm toàn bộ hoạt động của mầm vi sinh gây bệnh.

Các vấn đề thường gặp khi sử dụng quá trình chloramines hóa theo phương pháp truyền thống.
Có hai phương pháp cơ bản để điều khiển quá trình khử khuẩn nước: duy trì lượng chất diệt khuẩn dư và sử dụng điện thế oxy hóa khử (ORP).
Trong phương pháp kiểm soát lượng tồn dư, các phương pháp phân tích được thực hiện bằng tay ( tại phòng thí nghiệm hay xét nghiệm tại hiện trường) hoặc phân tích tự động (sử dụng máy phân tích quy trình). Tất cả các phương pháp được sử dụng đều dựa trên nguyên lý đo lượng iot hóa. Cả Chloramine hữu cơ và vô cơ đều sẽ oxy hóa iot- I- ( có trong thuốc thử) thành ion I­3- theo phản ứng sau:

NH2Cl (monochloramine) + 3I- + H2O + H+ → NH4OH + Cl- + I3- (tri-iodide)
OrgNH-Cl (organic chloramines) +3I- + H+ → OrgNH2 (organic amine) + Cl- + I3-

Sản phẩm oxy hóa sinh ra là ion tri-iodide có thể xác định trực tiếp bằng phương pháp so màu (sử dụng phép so màu DPD), phương pháp điện hóa ( sử dụng chuẩn độ điện hóa) hay bằng chuẩn độ trực tiếp ( với thuốc thử thiosulfate). Các phương pháp iot hóa hiện đang sử dụng để kiểm soát lượng dư thì không xác định riêng biệt được chất diệt khuẩn ưu tiên, monochloramine.
Trong nước thải được xử lý với chlorine, sự hiện diện của các hợp chất nito hữu cơ, mangan và nitrit sẽ làm tăng thêm việc duy trì lượng chất diệt khuẩn dư, do đó có thể làm vượt mức hiệu quả diệt khuẩn ước tính. Đối với nước cấp xử lý với quá trình chloramines hóa, các phương pháp để duy trì lượng dư truyền thống không cung cấp đủ thông tin để nắm bắt được diễn tiến của quá trình tại các điểm ngắt. Nếu kết quả thu nhận được là 3.0 mg/L thì người vận hành không thể biết monochloramine đang ở mức nào, hỗn hợp các chloramines, hay chlorine tự do tồn tại hay không (xem Hình 1)


Gần đây, cách xác định dựa vào ORP trở nên phổ biến trong kiểm soát khử khuẩn nước thải. ORP được dựa trên nguyên lý điện thế oxy hóa có được từ lượng tồn dư để tiêu diệt vi khuẩn, không phải dựa vào nồng độ của chúng. Trong thực tế, giá trị ORP cài đặt ( đơn vị đo là mV) được duy trì qua một controller ORP. Như mô tả trong hình 2, ORP có thể phân rõ cho biết điện thế khác nhau giữa các dung dịch chỉ có monochloramine, dichloramine và các chloramines hữu cơ ở các mức thường thấy trong đầu ra nước thải xử lý có bổ sung chlorine. Do đó, khi kiểm soát lượng dư, các chloramines hữu cơ cũng sẽ được nhận biết thông qua giá trị ORP.

Phương pháp phân tích dành riêng cho Monochloramine vô cơ
Các nhà hóa học của Hach đã nghiên cứu phát triển một phương pháp nhận diện riêng biệt monochloramine có trong nước. Phương pháp này cơ bản dựa vào chất indophenol cổ điển dùng nhận biết ammonia. Chất này được cải tiến để tăng tính đặc biệt của phương pháp trong của các xác định các monochloramine vô cơ với sự có mặt của các chloramines hữu cơ. Ngoài ra, phương pháp cũng được nghiên cứu thêm để có thể tăng thời gian phát triển màu và tăng độ chính xác của thí nghiệm. Phương pháp mới có hai mức đo 0 – 4.00 mg/L Cl2, dùng trong nước cấp được kiểm soát bằng quá trình chloramines hóa và thang đo cao hơn 0 – 10.0 mg/L Cl2, được ứng dụng cho kiểm soát nước thải có xử lý chlorine.
Đối với thang đo thấp hơn, thuốc thử dùng loại bột kết hợp (Monochlor F) với kết quả thu được trong vòng 4 phút. Đối với thang đo cao hơn, cần thêm một loại thuốc thử bổ sung được đóng gói trong ống TNT (Test ‘N Tube). Phương pháp mới này cho thấy việc xác định monochloramin không bị cản trở nếu có mặt các amin vô cơ và hữu cơ, dichloramines, chlorine tự do, chloramines hữu cơ, nitrit và mangan trong nước. Các dụng cụ cầm tay có thể thực hiện phân tích monochloramine dư ngay tại điểm lấy mẫu. Máy phân tích liên tục (APA6000 Ammonia/Monochloramine) điều khiển tự động quá trình chloramines hóa dựa vào các hóa chất được tăng cường.

Ứng dụng thực tế trong kiểm soát Monochloramine
Tại một quận có yêu cầu sử dụng nước khổng lồ ở phía bờ Tây nước Mỹ, nhà máy xử lý nước cấp đã sử dụng Monochlor F kiểm soát sự thay đổi của quá trình chloramines hóa để duy trì hiệu suất khử khuẩn nước uống và giới hạn lượng ammonia ra khỏi hệ thống sau khi xử lý. Việc thí nghiệm kép tại hiện trường giúp nhà máy duy trì được mức monochlorine thích hợp trong suốt hệ thống phân phối trong khi vẫn có thể giảm tối thiểu nguy cơ xảy ra quá trình nitrat hóa trên đường ống. Một nhà máy xử lý nước thải trong vùng phải tiếp nhận đến 80% tải lượng thải từ một nhà máy đóng gói thịt. Trong trường hợp này nhà máy sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu xả thải chỉ tiêu fecal coliforms sau khi xử lý theo quy định, ngay cả khi việc phân tích chỉ thị cho thấy lượng chlorine dư trong dòng ra cuối cùng đạt yêu cầu. Một nghiên cứu quá trình chlorine hóa của nước đã xử lý cho thấy có chứa lượng chloramines hữu cơ tồn tại trong phân tích chlorine mỗi giờ. Hình 3 miêu tả sự khác biệt rõ rệt giữa các phương pháp sử dụng iot (DPD và chuẩn độ điện hóa) và kết quả với phương pháp Monochlor F tại các điểm ngắt trong quá trình. Thí nghiệm sử dụng Monochlor F cho biết riêng biệt chất khử khuẩn mạnh, monochloramine, không bị nhiễu bởi các chloramines hữu cơ hiện diện.




Kết luận
Khuynh hướng kiểm soát chloramines mới sử dụng hóa chất Monochlor F đem lại nhiều lợi ích cho việc khử khuẩn trong cả nước uống và nước thải. Nó cho phép các nhà vận hành xử lý nước uống tối ưu lượng monochloramine mà không để sinh ra lượng dichloramine không mong muốn. Phương pháp cho phép người vận hành quan trắc một cách chính xác quá trình chloramines hóa mà không bị ảnh hưởng bởi các chất gây nhiễu như chloramines hữu cơ, nitrit hay mangan. Nhờ vào việc kiểm soát này mà các nhà máy cũng sẽ đáp ứng các yêu cầu mức vi sinh giới hạn. Nó cũng hỗ trợ các thiết bị xử lý trong việc kiểm soát lượng chlorine và ammonia bổ sung để tiết kiệm chi phí.

9 tháng 11, 2009

TNTplus™ Total Alkalinity-tổng kiềm (TNT870) và Volatile Acids-Các axit bay hơi (TNT872)


Giới thiệu
Các axit dễ bay hơi
Axit dễ bay hơi thường là các axit hữu cơ hay axit béo dễ bay hơi, rất quan trọng nhưng lại là thông số bị bỏ qua trong đánh giá chuyển đổi sinh học trong các bể phân hủy kị khí và xử lý bùn hoạt tính. Các axit dễ bay hơi này được hình thành trong quá trình phân hủy kị khí trong bể bùn kị khí và nồng độ của chúng chỉ thị quá trình phân hủy sinh học nào đang diễn ra. Là sản phẩm sinh ra của quá trình phân hủy, chúng cũng hiện diện trong hệ thống thu gom nước thải và ở trong bùn lắng ban đầu của quá trình xử lý bùn hoạt tính, sự hiện diện của chúng ảnh hưởng đến mức độ khử nitrat hóa và sự loại bỏ photphat bằng quá trình sinh học. Có ba loại axit bay hơi phổ biến nhất trong nước thải đó là axit acetic (CH3COOH), axit propionic (CH3CH2COOH), và axit butanic (CH3CH2CH2COOH). Phương pháo chuẩn độ đơn giản tại phòng thí nghiệm được thiết lập để xác định lượng axit bay hơi.

Độ kiềm:
Độ kiềm là đo khả năng đệm của nước hay còn gọi là tính bazo của nước để trung hòa axit. Có một sự hay nhầm lẫn đó là xem mối quan hệ giữa độ kiềm với pH của nước, tuy nhiên độ kiềm chỉ liên quan tới khả năng của nước có thể chống lại sự thay đổi pH. Tổng độ kiềm là do carbonates (CO32-), bicarbonates (HCO3-), và hydroxides (OH-) tạo nên. Thông thường, độ kiềm được xác định bằng phép chuẩn độ với một lượng axit đã biết nồng độ. Thể tích axit dùng để làm mẫu giảm pH và đạt đến điểm kết thúc sẽ tỉ lệ trực tiếp đến độ kiềm của mẫu.

Thuốc thử dạng ống TNTplus™ mới – dùng với máy quang phổ Hach DR 2800, DR 3800, và DR 5000 (có thể đọc chương trình mã vạch trên ống TNTplus)

Volatile Acids – TNT870: 50 – 2500 mg/L CH3COOH (Acetic Acid)
TNT870 được dựa vào phương pháp este hóa để loại bỏ nhu cầu chuẩn độ không hiệu quả hoặc phân hủy trong bể điều nhiệt. Thay vào đó, sự phân hủy được thực hiện trong ống nghiệm (TNTplus) 10 phút với bộ nung DRB200 có lỗ 13mm (Hach có adapter để chuyển từ 16mm xuống 13mm). Phương pháp đo và chọn bước sóng tự động sẽ thực hiện khi đưa ống TNTplus vào khoang đo của các máy DR 2800, DR 3800, hay DR 5000. Xem thêm phương pháp 10240 để biết quy trình thực hiện chi tiết.

Total Alkalinity – TNT872: 25 – 400 mg/L CaCO3
TNT872 giúp khách hàng có thể chọn sử dụng để kiểm tra độ kiềm của nước quy trình được điều khiển bằng phương pháp so màu cần phải chuẩn độ mẫu. Người sử dụng chỉ cần dùng pipet để mẫu vào trong ống nghiệm chứa thuốc thử và chờ 5 phút để phản ứng xảy ra. Kết quả sẽ đọc trực tiếp từ máy quang phổ dựa vào phương pháp nhận diện mã vạch trên ống. Xem phương pháp 10239 để biết quy trình thực hiện chi tiết.
Hướng dẫn cập nhật chương trình phần mềm
Đối với các máy quang phổ đang sử dụng chưa có cập nhật chương trình đối với mã vạch cho hai loại TNTplus mới này thì cần phải tải chương trình từ trang web của Hach và thực hiện cài đặt vào máy theo các bước sau đây:

Lưu vào USB từ máy tính

www.hach.com -> Download Resources -> Software Downloads -> Lab System Software/Software Update Downloads. Chọn phần mềm tương ứng với model máy

Lưu .zip file vào trong máy tính
Mở .zip file và nhấn chọn tất cả file bên trong (Ctrl A)
Gắn thẻ nhớ USB vào máy tính
Vào ‘My Computer’ và chọn đĩa có chứa thẻ nhớ USB
Nhắp kéo tất cả các file đã chọn đưa vào USB. Hoặc có thể chọn ‘Copy and Paste’ các file thay vì kéo thả chúng.

Bây giờ USB đã chứa phần mềm để có thể cập nhật vào máy quang phổ
Bật máy quang phổ lên
Gắn thẻ nhớ USB vào (cổng USB ở phía mặt sau máy)
Từ Main Menu: System Checks-> Instrument Update
Làm theo chỉ dẫn trên màn hình.

6 tháng 11, 2009

Kiểm soát chất lượng và số lượng sinh khối thông qua đo đạc MLSS tại nhà máy xử lý nước thải theo công nghệ MBR

Bài viết được trích dịch từ tạp chí online waterworld.com
Tác giả: Bob Dabkowski, chuyên gia về nước thải của Hach với 8 năm kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng các giải pháp tự động và điều khiển quy trình trong xử lý nước thải.



Tại những thời điểm lưu lượng tăng cao, các nhà vận hành tại nhà máy xử lý nước thải Dundee, MI, đã gặp các khó khăn đặc biệt về vấn đề duy trì mức chất rắn thích hợp trong các bể phản ứng màng sinh học, MBR (membrane bioreactor) để ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn màng lọc cũng như công đoạn làm sạch tốn kém. Với việc đưa vào sử dụng hiệu quả hệ thống theo dõi liên tục nồng độ MLSS (mixed liquor suspended solid), nhà máy hiện tại đã có thể nhận được các cảnh báo sớm từ hệ thống quan trắc hiện tượng chất rắn vượt mức cho phép tại các bể MBR và thu thập hiệu quả các thông tin điều khiển quy trình quan trọng để ra quyết định chính xác và có các điều chỉnh kịp thời.
Khi nhà máy xử lý nước thải của khu vực Dundee phải tiến hành thực hiện xả thải với nồng độ thấp hơn theo quy định mới của NPDES, đặc biệt là thông số BOD và Ammonia-Nitơ, cơ sở hạ tầng của nhà máy đồng thời cũng cần phải nâng cấp công suất xử lý do sự phát triển của khu vực. Để đáp ứng các yêu cầu này và tránh các nhu cầu xử lý trong tương lai, công nghệ xử lý bằng màng lọc (MBR) đã được ứng dụng cho hầu hết các nhà máy đang hoạt động trong năm 2005, bao gồm việc chuyển đổi từ công nghệ xử lý SBR (sequential bioreactor ) sang hệ thống sử dụng công nghệ MBR
Nhà máy đã được nâng cấp và mở rộng công suất từ 1.5 mgd (mega gallon per day) lên đến 3.0 mgd đỉnh điểm trong ngày. Hiện tại tải lượng mỗi ngày của nhà máy là 850,000 gpd (1 gallon/ngày = 3.785 lit/ngày)
Sau khi qua các giai đoạn lọc thô, dòng thải được đưa tới các bể tiền sục khí trước khi vào xử lý tại bốn bể MBR tải lượng 60,000 gallon, hay nói cách khác, hệ thống bể bùn hoạt tính đi cùng với bể lắng tách cuối cùng đã được thay thế bằng hệ thống lọc màng. Bùn được tách ra khỏi dòng thải đã xử lý được thực hiện trực tiếp tại các bể phản ứng sinh học hiếu khí thay vì sử dụng các bể lắng tách trọng lực to lớn. Hiệu quả loại bỏ chất rắn của màng cho phép nồng độ MLSS trong hệ thống có thể cao hơn 5 lần so với khả năng của các bể sục khí bùn hoạt tính truyền thống. Lợi ích này giúp hệ thống xử lý nước tận dụng hiệu quả và đạt hiệu suất xử lý tương tự với các hệ thống chiếm không gian lớn.
Lưu lượng cao đi cùng với phần trăm chất rắn cao
Đối với nhà máy Dundee, nồng độ chất rắn cao trong các bể phản ứng MBR thì cần thiết phải đưa vào sử dụng thiết bị đo đạc tiên tiến để theo dõi liên tục mức MLSS.
"Ví dụ như là, khi lưu lượng dòng thải cao đi vào nhà máy, ta có thể bắt gặp các hiện tượng nén bùn hay khử nước trong các bể MBR” theo Dave Rigel, người vận hành nhà máy cho biết. "có rất nhiều lý do cho những hiện tượng này, đó là dòng thải làm gia tăng thêm khối lượng bùn hoạt tính hồi lưu không hiệu quả khi ở đạt đỉnh. Trong những lúc đó, MLSS sẽ không nằm trong mức cân bằng và lượng chất rắn trong các bể MBR tăng từ 20,000 mg/L lên đến 30,000 mg/L, hay cao hơn."
Các màng lọc vẫn tiếp tục thẩm thấu nước trong thời gian này và do đó lượng bùn dày đặc tăng trong bể MBR.
"Mức chất rắn trong bể có thể tăng 4.5%" theo Rigel cho biết. "Các màng lọc không được thiết kế để chịu đựng lượng bùn gia tăng đến mức đó. Khi điều này xảy ra, bùn nén chặt làm tắc nghẽn màng. Nó không làm suy giảm tuổi thọ màng nhưng nó sẽ làm tắc nghẽn và làm tăng mức cản trở để nước có thể đi qua."
Một ví dụ cụ thể về vấn đề này, Rigel và hai người điều khiển nhà máy đang vận hành hệ thống từ 7 a.m. đến 3:30 p.m. Từ thứ hai đến thứ bảy. Các thời gian còn lại nhà máy hoạt động không có người theo dõi.
"Nếu hiện tượng tắc nghẽn bùn xuất hiện trong các bể lúc 4:00 chiều, thì phải đến ngày hôm sau khi chúng tôi bắt đầu làm việc mới có thể phát hiện được. Và phương pháp duy nhất để người vận hành biết được hiện tượng chỉ bằng cách quan sát trực tiếp. Có hai thanh bắt ngang mỗi bể để chúng tôi đi ngang trên đó và quan sát bằng mắt để kiểm tra tình trạng của hệ thống xem có cần phải điều chỉnh quy trình hay không"
Nếu bùn vượt quá 4.0 – 4.5% trong bể, nó có thể làm tắc nghẽn màng đến điểm mức phải tiến hành làm sạch, điều này thì rất nghiêm trọng và tốn kém.
"Nhà máy chưa có hệ thống để kéo màng ra khỏi bể phản ứng”, Rigel nói "Chúng tôi có một hệ thống rãnh kép với 11 cặp lỗ quay ở đáy và đỉnh của mỗi bể. Mỗi cặp lỗ quay có chứa 200 miếng màng xếp chồng với nhau. Với tổng cộng 4 bể, có hết thảy 17,600 miếng màng . Đây là vấn đề chủ yếu và quy trình làm sạch rất tốn kém do cần lấy màng ra khỏi lỗ quay và làm sạch từng tấm. Chúng tôi phải kí hợp đồng với bên ngoài để thực hiện công việc này và phải thuê cả cần cẩu để kéo từng cặp lỗ quay ra khỏi bể”
Từ khi khởi động năm 2005 đến nay, MBR đã phải tiến hành làm sạch 3 lần.
"Lần cuối cùng, chi phí để tháo màng ra khỏi hai bể gần $15,000. Ngoài ra, chúng còn làm giảm công suất của nhà máy, mỗi lần làm sạch, công giảm đi 33% trong một thời gian “ .

Đo đạc MLSS liên tục
Tháng 8 năm 2008 nhà máy bắt đầu lắp đặt các đầu dò online trong mỗi bể MRB để đo liên tục MLSS. Các sensor mới này giúp cảnh báo sớm một cách hiệu quả đến người vận hành khi mức chất rắn gia tăng trong hệ thống. Việc cài đặt các đầu đo này giúp hạn chế sự đánh giá bằng mắt thường, cung cấp thông tin cần thiết để người vận hành duy trì lượng chất rắn trong các bể không vượt mức nguy hiểm.
Các bộ phân tích chất rắn lơ lửng mới của Hach, Solitax sc, sử dụng hai tia hồng ngoại kép chiếu sáng với bộ đo ánh sáng tán xạ và bộ tiếp nhận để quan trắc nồng độ MLSS. Kỹ thuật tia hồng ngoại kép, loại trừ được hạn chế màu của nước, giảm thiểu việc hiệu chuẩn và tăng độ chuẩn xác, có chức năng tự làm sạch bề mặt với cần gạt tự động để giảm sai số. Các đầu đo này có thể sử dụng trong nhà máy có nồng độ chất rắn lơ lửng lên 150 g/L ở đầu vào, bể lọc/nén, bùn hoạt tính, bùn thô, lên men và bùn nén.


Đo liên tục nồng độ MLSS trong các bể MBR cho phép những người vận hành nhà máy Dundee duy trì được mức MLSS giới hạn chặt chẽ hơn trong suốt thời gian tải lượng cao. Không như các đầu đo thông thường, Solitax sc được thiết kế có thể bù trừ sự tăng màu của bùn hoạt tính gây ra bởi sự khác biệt trong thể tích các dòng chảy qua, biến đổi thời tiết hoặc do các điều kiện không mong muốn khác.
"Bây giờ nhìn vào màn hình máy tính để xem mức MLSS tại mỗi bể, trong suốt 24h một ngày. Biết được nồng độ MLSS tại bất kì thời điểm nào cho phép chúng tôi điều khiển tốt hơn chất lượng và số lượng sinh khối, có phản ứng kịp thời với sự biến đổi của dòng thải và tải lượng”
Người vận hành cài đặt chế độ báo động khi MLSS ở mức cao ở mỗi đầu đo.
"Khi MLSS gia tăng trong bể đến ngưỡng giới hạn – 20,000 mg/L, thì hệ thống SCADA sẽ gọi đến chúng tôi tại nhà và chúng tôi đến điều chỉnh lại van đầu ra ở bể nào gặp vấn đề để dòng chảy ra nhiều hơn và rửa sạch bùn nén ra ngoài. Một trong số chúng tôi có thể có mặt ở nhà máy trong vòng 15 phút và bắt đầu điều chỉnh van để ngăn chặn bùn tăng quá 2.0 – 2.5%" .

Kiểm soát quy trình
Giờ đây người vận hành đã có những thông tin cần thiết để có điều chỉnh thích hợp cho những lúc nhà máy có thể trong tình trạng gặp nguy hiểm.
"Nếu đầu đo đang báo cho chúng tôi biết rằng bùn đang dần dày lên tại bể số 4 chẳng hạn, chúng tôi sẽ để van đầu ra của bể số 4 để mở và tập trung đóng một phần các van bể 1,2 và 3. “ Rigel nói. "Cách đó, nhiều nước bùn sẽ được trực tiếp đi vào bể 4 để đẩy bớt chất rắn ra ngoài. Sau khi đã tiến hành điều chỉnh van, nhìn vào màn hình SCADA và kiểm tra tiến trình dựa vào những gì Soitax cho biết. Giá trị đo từ sensor là yếu tố chính để giúp chúng tôi có hành động xử lý phù hợp”


Rigel cho biết nhà máy đã không cần phải tiến hành các công việc bảo trì đối với Solitax và việc hiệu chỉnh đầu đo cũng tiến hành dễ dàng bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh để đo SS. Đầu đo có tương quan tốt với giá trị thu được tại phòng thí nghiệm.
"Một tuần một lần, chúng tôi lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm để so sánh với kết quả đo của Solitax tại cùng thời điểm để kiểm định độ chính xác. Đầu đo hoàn toàn đúng với chênh lệch trong khoảng 1% với kết quả thu được tại phòng lab. Độ tin cậy của Solitax cao và hoàn toàn có thể lấy giá trị % chất rắn bay hơi trong bể tiền sục khí áp với giá trị đọc của Solitax để xác định tổng chất rắn bay hơi trong hệ thống, giá trị dùng để tính tuổi bùn. Chúng tôi tiết kiệm được nhiều thời gian khi không phải thực hiện thí nghiệm cho từng bể MBR như trước để có số liệu của chất rắn bay hơi”
Giảm thời gian ngưng hoạt động để bảo dưỡng
Việc ứng dụng đo liên tục MLSS cho phép nhà máy giảm đáng kể thời gian ngưng vận hành để sữa chữa hay bảo dưỡng hệ thống. Kiểm soát tốt nồng độ bùn nén ở màng giúp ngăn ngừa công việc tháo lắp để làm sạch.
"Trong 9 tháng đầu sau khi cài đặt, ước tính nhà máy đã tiết kiệm được ít nhất $40,000, chi phí phải bỏ ra để tiến hành làm sạch màng lọc nếu bị tắc nghẽn” Rigel nói.
"Cho tới nay, việc đo đạc liên tục MLSS đã giúp ngăn chặn bùn trong các bể MBR tăng quá 4% trong một số kì. Đối với nhà máy chúng tôi, đo đạc MLSS chính xác là cực kì quan trọng, nếu không có hệ thống đo đạc và kiểm soát này thì sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn cho quá trình vận hành xử lý nước thải ”.

4 tháng 11, 2009

Giới thiệu sensor mới dùng đo TSS/độ đục liên tục trên quy trình của Hach

Để đáp ứng nhu cầu đo tổng rắn lơ lửng (TSS) trong các ứng dụng tại nhà máy xử lý nước thải đô thị và trong một số ngành công nghiệp nơi mà các sensor SOLITAX sc không thể đo đạc, Hach giới thiệu bộ sensor mới với tên gọi là TSS sc.

Các sensor TSS sc được chính thức giới thiệu ra thị trường từ ngày 1 tháng 10 năm 2009, sản phẩm giới thiệu các sensor (tùy loại), tài liệu hướng dẫn (Cat. No. DOC023.53.90154) và tờ thông tin tóm tắt về sản phẩm (data sheet LIT 2657).

Mô tả sản phẩm

Nhóm các sensor TSS sc gồm có các thiết bị để đo chất rắn lơ lửng (SS) và độ đục. Các thiết bị này được xây dựng phát triển để đo trong các điều kiện nước phức tạp. Có nhiều kiểu sensor dùng để cài đặt đo tại chỗ và trong đường ống.

Cần lưu ý rằng TSS sc không phải là sensor thay thế SOLITAX sc ( loại sensor cũng đo TSS và độ được online của Hach). TSS sc chỉ là các sensor bổ sung vào nhóm các sensor đo các chỉ tiêu về TSS và độ đục đưọc đặc biệt ứng dụng cho các ngành công nghiệp và nước thải đô thị đặc biệt.

Các loại sensor TSS sc và đặc điểm của chúng:

Các đầu đo sau đây đều có kiểu dùng đo tại chỗ hoặc trong đường ống (TriClamp)

TSS sc (0,001 - 500g/l; 0,001 - 4000 FNU):
Không có cần gạt. Tương tự với SOLITAX hs-line sc và SOLITAX highline sc.
Điểm khác biệt: TSS sc có thể đo trong nước đậm màu hơn so với SOLITAX (do có hệ thống quang học khác với 2 đèn LED và 4 đầu tiếp nhận tín hiệu).


TSS W sc (0,001 - 500g/l; 0,001 - 4000 FNU):
Có cần gạt. Tưong tự với SOLITAX hs-line sc và SOLITAX highline sc.
Điểm khác biệt: TSS sc có thể đo trong nước đậm màu hơn so với SOLITAX (do có hệ thống quang học khác với 2 đèn LED và 4 đầu tiếp nhận tín hiệu).


TSS HT sc (0,001 - 500g/l; 0,001 - 4000 FNU):
Nhiệt độ đầu đo chịu nhiệt cao lên đến 90°C/194°F (nhiệt độ tạm thời có thể chịu đựng là 95°C/203°F).

TSS EX1 sc (0,001 - 500g/l; 0,001 - 4000 FNU):
Đầu đo đạt chứng nhận Class1, Div1.


TSS TITANIUM2 sc (0,001 - 500g/l; 0,001 - 4000 FNU):
Đầu đo dùng cho môi trường có đặc tính ăn mòn cao.

TSS TITANIUM7 sc (0,001 - 500g/l; 0,001 - 4000 FNU):
Đầu đo dùng cho nước biển và nước có thành phần muối cao.

Các loại sensor sau đây dùng trong đường ống (TriClamp) với phần mounting đặc biệt:

TSS VARI sc (0,001 - 500g/l; 0,001 - 4000 FNU):
Đầu đo đưọc thiết kế dùng riêng trong ngành thực phẩm và dược.

TSS XL sc (0,001 - 500g/l; 0,001 - 4000 FNU):
Đầu đo được thiết kế dùng trong công nghiệp bia rượu.


Nguyên tắc vận hành:
TSS sc sử dụng một chùm tia chiếu ánh sáng luân phiên với hệ thống đèn phân cực hồng ngoại cho phép đo trong một dải rộng của cả chất rắn lơ lửng và độ đục.

Để đo SS, thiết bị sử dụng phép đo theo 8 góc tại bước sóng 860nm.

Độ đục thì đưọc đo góc ánh sáng tán xạ 90° ở hai nhánh theo chuẩn của DIN EN 27027/ISO 7027. Việc kiểm định giá trị đo bổ sung thông qua 8 nhánh ở nhiều góc để tăng cường độ chính xác của phép đo. Phương pháp đo cũng thực hiện với bước sóng 860 nm

Các sensor TSS sc sử dụng hai bộ phát (emitter) và bốn đầu tiếp nhận tín hiệu (receiver) đặt ở các 90° & 120° để đo SS và 90° để đo độ đục.

Sản phẩm ứng dụng thích hợp với:

Ứng dụng để quan trắc/điều khiển quy trình công nghiệp
Đo trong nước thải công nghiệp
Nước thải đô thị ( chỉ trong một số ứng dụng đặc biệt)

SOLITAX sc sẽ là sensor thích hợp dùng cho nước thải sinh hoạt là chủ yếu.

Thị trường phục vụ chính của các sensor TSS sc mới này là các ngành công nghiệp. Có thể dùng cho mục đích quan trắc và điều khiển các quy trình. Tùy theo đặc thù của quy trình mà chọn loại sensor phù hợp, chẳng hạn:

TSS HT sc dùng trong môi chất có nhiệt độ cao
TSS EX1 sc dùng trong môi trường có thể cháy nổ (Class1, Div1)
TSS TITANIUM2 sc dùng đối với môi chất có tính ăn mòn cao
TSS TITANIUM7 sc dùng trong nước biển và môi chất có thành phần muối cao
TSS VARI sc đầu đo được thiết kế riêng cho ngành thực phẩm- dược, ứng dụng ở nơi có yêu cầu vệ sinh an toàn.
TSS XL sc là đầu đo thiết kế dùng cho công nghiệp bia rượu

Một số thị trường đặc biệt:

Nước công nghiệp

Giấy và bột giấy
Mạ điện
Nhà máy điện hạt nhân
Nhà máy lọc dầu
Công nghiệp hóa chất
Công nghiệp dược
Công nghiệp dầu khí
Các sản phẩm sữa
Sản xuất nhôm oxit
Nước thải công nghiệp
Nước giải khát
Bia rượu và đồ uống

Nước thải đô thị
Chỉ ứng dụng cho một số vị trí đặc biệt khi SOLITAX sc không thể sử dụng được.


Với sự bổ sung của các sensor TSS sc, Hach là nhà cung cấp đầy đủ các loại sensor online dùng đo TSS/Độ đục cho hầu hết nhu cầu của mọi ngành công nghiệp ở bất kì điều kiện môi trường.

Các sensor mới này có thể dùng đo TSS cho nước sông đến nước có hóa chất ăn mòn dưới điều kiện kiểm soát chặt chẽ.

Các thông số kỹ thuật

Phương pháp đo
Kỹ thuật ánh sáng luân phiên chiếu các tia tới với hệ thống đèn diôt IR và tập trung tia sáng

Độ đục (TRB): 2-nhánh đo ánh sáng tán xạ góc 90° tuân theo DIN/EN 27027/ISO7027, ở bước sóng 860 nm với sự kiểm định giá trị đo bổ sung lấy từ giá trị đo của 8 nhánh ở các góc đo.

Chất rắn (TS): phương pháp đo ánh sáng tán xạ góc 90° và 120°. Đo tại 8 nhánh ở các góc với bước 860 nm

Bù trừ bọt khí: giá trị đo đưọc bù trừ dựa trên phần mềm cơ bản.

Thang đo
Độ đục (TRB): 0.001 đến 4000 FNU
Chất rắn (TS): 0.001 đến 500 g/L

Độ chuẩn xác
Độ đục (TRB): đến 1000 FNU/NTU è <> 10 cm
Độ đục (TRB): > 50 cm

Kích thước
Sensor đặt ở bể: Ø × L 40mm × 330mm (1.57in × 13in)
Sensor cài đặt trong ống (TriClamp): Ø × L 40mm × 332mm (1.57in × 13in)
TSS VARI sc, TSS XL sc: Ø × L 40mm × 232mm (1.57 in × 9.13in)
(TSS EX1 sc Basin sensor: Ø × L 48.5 mm × 385 mm (1.91 in × 15.16 in))**
(TSS EX1 sc (TriClamp): Ø × L 48.5 mm × 448 mm (1.91 in × 17.64 in))**

Vật liệu
Các phần tiếp xúc với môi trường (đối với TITANIUM khi được đặt hàng)

· Head: stainless steel DIN 1.4460
· Sleeve, Shaft, shank: stainless steel DIN 1.4571
· Sapphire glass
· Gaskets: FKM, optional FFKM (loại yêu cầu HT)
· Cần gạt (phần phụ): PA (GF), TPV

TSS EX1 sc:
· Head: stainless steel DIN 1.4460
· Sleeve: stainless steel DIN 1.4404
· Shank: stainless steel DIN 1.4571
· Sapphire glass
· Gaskets: FPM)**


TSS sc, TSS W sc, TSS XL sc, TSS VARI sc:
o Sensor nối với dây cáp (đưọc nối cố định), Semoflex (PUR):
1 AWG 22/12VDC hai dây quấn cặp
1 AWG 24 / data hai dây quấn cặp, chia với dây màn hình

TSS HT sc, TSS TITANIUM sc:
o Sensor nối với dây cáp (đưọc nối cố định)Teflon (PTFE):
1 AWG 22/12VDC hai dây quấn cặp
1 AWG 22 / data hai dây quấn cặp, chia với dây màn hình

Phần cứng dây cáp
o TSS sc, TSS W sc, TSS HT sc, TSS VARI sc, TSS XL sc: stainless steel 1.4305
o TSS TITANIUM2 sc: Grade 2 titanium
o TSS TITANIUM7 sc: Grade 7 titanium

Khối lượng
Loại ở bể và trong đường ống (TriClamp): gần 1.6kg
TSS VARI sc, TSS XL sc: gần 1.5kg

Chiều dài dây cáp
10 m (32.81 ft), tối đa 100m (328 ft) với dây nối dài

Yêu cầu bảo dưỡng
Thông thường, 1hr/tháng

Chứng nhận
CE, GS , UL/CSA

Mã đặt hàng

LXV323.99.10002 TSS sc
o InSitu probe
o Suspended Solids: 0,001 - 500g/l
o Turbidity: 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt

LXV323.99.20002 TSS sc TriClamp
o InLine probe
o Suspended Solids :0,001 - 500g/l
o Turbidity :0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt

LXV324.99.10002 TSS W sc $4,700.00
o InSitu probe
o Suspended Solids: 0,001 - 500g/l
o Turbidity: 0,001 - 4000 FNU
o Có cần gạt

LXV324.99.20002 TSS W sc TriClamp
o InLine probe
o Suspended Solids : 0,001 - 500g/l
o Turbidity : 0,001 - 4000 FNU
o Có cần gạt

LXV325.99.10002 TSS HT sc $4,550.00
o InSitu probe
o Suspended Solids:0,001 - 500g/l
o Turbidity :0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Nhiệt độ: 90°C/194°F (temporary 95°C/203°F)

LXV325.99.20002 TSS HT sc TriClamp
o InLine probe
o Suspended Solids : 0,001 - 500g/l
o Turbidity: 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Nhiệt độ: 90°C/194°F (temporary 95°C/203°F)

LXV329.99.10002 TSS TITANIUM2 sc
o InSitu probe
o Suspended Solids :0,001 - 500g/l
o Turbidity : 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Môi trường ăn mòn

LXV329.99.20002 TSS TITANIUM2 sc TriClamp
o InLine probe
o Suspended Solids :0,001 - 500g/l
o Turbidity : 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Môi trường ăn mòn

LXV330.99.10002 TSS TITANIUM7 sc
o InSitu probe
o Suspended Solids : 0,001 - 500g/l
o Turbidity : 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Nước biển và nước có muối cao


LXV330.99.20002 TSS TITANIUM7 sc TriClamp
o InLine probe
o Suspended Solids : 0,001 - 500g/l
o Turbidity: 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Nước biển và nước có muối cao

LXV326.99.10002 TSS VARI sc TriClamp
o InLine probe
o Suspended Solids :0,001 - 500g/l
o Turbidity : 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Thực phẩm và dược

LXV327.99.10002 TSS XL sc TriClamp
o InLine probe
o Suspended Solids : 0,001 - 500g/l
o Turbidity : 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Công nghiệp bia rượu

LXV328.99.10002 TSS EX1 sc
o InSitu probe
o Suspended Solids : 0,001 - 500g/l
o Turbidity : 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Class1Div1 certification

LXV328.99.20002 TSS EX1 sc
o InLine probe
o Suspended Solids :0,001 - 500g/l
o Turbidity : 0,001 - 4000 FNU
o Không có cần gạt
o Class1Div1 certification

Tài liệu hướng dẫn

DOC023.53.90154 User Manual TSS sc
DOC023.53.90171 User Manual TSS EX1 sc
DOC273.99.90155 Instruction sheet TSS sc, Tank Mounting
DOC273.99.90156 Instruction sheet TSS sc, Pipe Mounting

30 tháng 10, 2009

Phương pháp đo độ dẫn điện bằng dòng điện cảm ứng (không điện cực)

Giới thiệu

Đo độ dẫn điện thường phải thực hiện trong các dung dịch có thể bao bọc, đóng bám hoặc phủ lên bề mặt của các điện cực đo truyền thống ( loại tiếp xúc). Khi đo dung dịch có độ dẫn cao trên 10,000 microSiemens/cm với điện cực truyền thống thì cần phải sử dụng loại có hằng số K (cell constant) lớn. Những điện cực này có bề mặt diện tích điện cực nhỏ và do đó dẫn tới việc dễ bị đóng bám và phân cực làm cho việc đo đạc không còn chính xác. Để giải quyết nhược điểm này, các đầu đo bằng kỹ thuật cảm ứng từ đã được phát triển để khắc phục các vấn đề này.

Nguyên tắc hoạt động

Các đầu đo độ dẫn cảm ứng hoạt động dựa vào cảm ứng một dòng điện trong vòng lặp khép kín của dung dịch và đo độ lớn của dòng điện này để xác định độ dẫn điện của dung dịch đó. Trong hình 1, bộ điều khiển truyền tín hiệu nối với hai lõi dây 1 và 2. Lõi 1 cảm ứng dòng điện sinh ra trong dung dịch và được đo lại. Tín hiệu AC trong vòng lặp xuyên qua trục ống đầu đo với dung dịch bao xung quanh. Lõi 2 (tiếp nhận) dò độ lớn của dòng cảm ứng và được đo bởi các bộ phân tích điện tử để hiển thị giá trị đọc tương ứng.





Hình 1: Hoạt động của đầu do độ dẫn điện cảm ứng

Loại đầu do cảm ứng từ này loại trừ được các vấn đề hay gặp phải khi sử dụng với điện cực đo truyền thống, kiểu điện cực sử dụng điện cực bằng than chì hay kim loại để đo tiếp xúc với dung dịch. Lớp dầu mỡ, lớp phủ do nước quy trình hay đóng mạ bằng độ dẫn điện hóa sẽ không còn là mối bận tâm khi sử dụng loại đầu đo dòng điện cảm ứng này.

Các loại điện cực đo độ dẫn cảm ứng của Hach không có điện cực kiểu tiếp xúc và có thể sử dụng trong dung dịch có độ dẫn thấp từ 0 đến 200 microSiemens/cm có nhiệt độ từ 0 đến 200oC. Tất cả đầu đo loại này của Hach đều có khả năng tự bù trừ nhiệt độ cho thang đo.

Ứng dụng
Các ứng dụng phổ biến cho loại đầu do độ dẫn cảm ứng này là đo nồng độ của dung dịch axit, bazo hay muối. Theo đường cong của dung dịch HCl ở hình 2, thì ở nồng độ 9% và 34% đều cho ra độ dẫn điện xấp xỉ 600,000 uS/cm. Độ dẫn điện của HCl tăng khi nồng độ tăng đến gần 19% sau đó thì lại giảm.

Hình 2: Nồng độ của dung dịch axit, xút và muối theo độ dẫn điện

Bởi vì hai nồng độ HCl khác nhau có thể có cùng giá trị độ dẫn điện cho nên thang đo phải được giới hạn để nó không vượt quá điểm 19%. Nếu có thể, thiết bị đo sẽ được định phần tuyến tính trên đường cong. Hay nói cách khác là cần có một thang đo cho khoảng không tuyến tính.

Lưu ý: khi đo các dung dịch có cùng giá trị độ dẫn đối với nhiều nồng độ thì thiết bị chỉ có thể dùng để đo phần đường cong nằm giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

Mã sản phẩm:
Model sc100 controller LXV401.52.02002
Model D3700 sc series Inductive Conductivity Sensors

Phương pháp đo độ dẫn điện bằng điện cực tiếp xúc

Giới thiệu

Tất cả các dung dịch có chứa nước thì luôn có độ dẫn điện trong một chừng mực nào đó. Việc đo đạc khả năng của một dung dịch có thể dẫn điện được gọi là độ dẫn (nghịch đảo của điện trở). Sự bổ sung các chất dẫn điện như muối, axit hay baz vào nước tinh khiết sẽ làm tăng khả năng dẫn điện của chất lỏng. Điều này làm tăng khả năng độ dẫn điện của dung dịch (giảm độ điện trở).

Một bộ thiết bị để đo đạc độ dẫn điện của dung dịch thông qua một bộ phân tích kết nối bên trong với dây cáp tới đầu do được nhúng ngập trong dung dịch. Đầu đo được thiết kế tích hợp với một cảm biến nhiệt độ và hai điện cực tiếp xúc với dung dịch. Dây vòng quanh bộ phân tích đưọc áp một điện thế vào giữa hai bản điện cực và độ lớn của dòng điện sinh ra tương quan tính tuyến với độ dẫn điện của dung dịch.

Khi nhiệt độ của dung dịch thay đổi, độ dẫn của nó cũng thay đổi. Thông thường, sự thay đổi nhiệt độ được bù trừ bởi một nhiệt kế (cái điện trở nhạy nhiệt độ) gắn trong cảm biến đo độ dẫn để sửa đổi hệ số góc đường tương quan từ đo đạc có được. Không quan tâm đến nhiệt độ thực của dung dịch, giá trị hiển thị là giá trị của độ dẫn điện của dung dịch nếu ở nhiệt độ là 25oC (nhiệt độ tham khảo được chấp nhận quốc tế). Sự bù trừ nhiệt độ này có thể thực hiện tự động hoặc thay đổi bằng tay.

Tất cả các dung dịch không có cùng sự thay đổi độ dẫn theo nhiệt độ. Ví dụ, đối với HCl thì thay đổi 1.5% trên mỗi oC, NaCl thì 2.1% mỗi °C. Tỉ lệ thay đổi độ dẫn điện theo thay đổi nhiệt độ được tham chiếu như độ dốc của đường bù trừ nhiệt độ và được diễn tả theo % trên °C.

Sự di chuyển của ion âm
Khi áp một điện thế vào giữa hai điện cực của một cảm biến độ dẫn điện thì các điện tích âm được di chuyển và khí được sinh ra. Các điện tích âm di chuyển tạo ra dòng điện chạy từ điện cực này sang điện cực kia. Khi các khí được thải ra, chúng bám quanh điện cực. Sự tích tụ này làm giảm sự tiếp xúc của điện cực với dung dịch và tạo ra một sức điện động ngược lại. Ảnh hưởng này được biết đến như là sự phân cực, cái mà có thể tránh được bằng cách đẩy một dòng điện xoay chiều (AC) chậm vào điện cực thay vì sử dụng điện thế một chiều (DC). Chu kì của dòng điện xoay chiều đủ ngắn và điện thế đủ thấp để điện cực không bị các khí sinh ra bám quanh.

Đơn vị đo của độ dẫn điện
Về mặt lịch sử, đơn vị chuẩn của độ dẫn điện là “mhos/cm” (mho là viết nghịch đảo của từ ohm). Độ điện trở có giá trị 100 ohms l cm tương đương với độ dẫn điện l/l00 mhos/cm. Đơn vị mhos/cm sau đó được thay thế do ngành công nghiệp sử dụng một đơn vị có thể chuyển đổi tương đương gọi là “Siemen/cm.” Độ dẫn điện luôn luôn được trình bày theo đơn vị microSiemens/cm (phần triệu Siemen) để mà toàn bộ các con số có thể được sử dụng. Một dung dịch có độ dẫn với điện trở là 100 ohms · cm
Có độ dẫn 10,000 microSiemens/cm. [l/l00 (nghịch đảo của ohm) x 1,000,000 (nhân hệ số chuyển đổi từ Siemen sang microSiemens)]. MilliSiemen cũng thường được sử dụng để đại điên l/l000 Siemen. Để đổi từ milliSiemens sang microSiemens, nhân thêm với hệ số 1000. (Ví dụ: 0.5 milliSiemens = 500 microSiemens.) MicroSiemens được viết tắt là μS; milliSiemens là mS. Bởi vì những từ và chữ viết tắt của chúng là tương tự nhau nên cần cẩn thận để tránh nhầm lẫn.

Cho biết độ dẫn điện của một dung dịch, microSiemens có thể được tương quan với ppm (một phần triệu), đơn vị dùng để diễn tả cho nồng độ. Thông thường, microSiemens = 1.5 x TDS ppm (tổng chất rắn hòa tan). Tùy thuộc vào nồng độ của dung dịch và thành phần của nó, hệ số 1.5 có thể thay đổi. Nếu TDS của dung dịch được viết theo muối NaCl, giá trị microSiemen sẽ xấp xỉ 2 lần giá trị TDS NaCl ppm. Bảng dưới đây mô tả mối tương quan này.

Cấu tạo của cảm biến đo độ dẫn điện
Một cảm biến độ dẫn thường bao gồm 2 điện cực được cách ly với nhau. Vật liệu điện cực thường làm bằng thép không rỉ 316, hợp kim titan-paladi hoặc cacbon. Theo lý thuyết, bất kì vật liệu dẫn điện nào cũng có thể dùng làm điện cực nếu nó không bị hòa tan trong dung dịch. Tuy nhiên, thực tế thì điều này không được áp dụng. Các kết quả không mong muốn có thể xảy ra khi dòng điện được áp vào hai điện cực. Độ lớn của điệnt thế và dòng điện có thể tạo một tác động lên tuổi thọ điện cực và độ chính xác của phép đo. Không có vật liệu điện cực nào có thể đáp ứng cho tất cả các ứng dụng.

Các điện cực được định kích thước và khoảng trống tại một khoảng cách chính xác để cho một giá trị hằng số K, được gọi là “hằng số tế bào”. Theo lý thuyết, hằng số này là 1.0 đối với hai điện cực có diện tích bề mặt 1 cm vuông và đặt cách nhau 1 cm. Thể tích khoảng trống giữa hai điện cực là 1 cm khối. Hình 1 mô tả kích thước điện cực cơ bản.

Hình 1: Kích thước lý thuyết của cảm biến có hằng số tế bào 1.0

Bởi vì thể tích của dung dịch đo là diện tích của điện cực nhân với khoảng cách giữa chúng, mối tương quan toán học không thay đổi nếu 1 đại lượng tăng và đại lượng kia giảm theo tỷ lệ. Tuy nhiên, mức độ biến đổi và dung sai trong khoảng trống tạo bởi điện cực và diện tích có thể làm cho thể tích này bị thay đổi nhỏ.
Hằng số tế bào phải phù hợp với bộ phân tích đối với thang đo được biết trước. Ví dụ, nếu cảm biến của độ dẫn với hằng số tế bào là 1.0 được dùng để đo nước tinh khiết có độ dẫn 1 microSiemen/cm, thì tế bào sẽ có độ điện trở là 1,000,000 ohms. Ngược lại, cùng cảm biến đó được dùng cho nước biển có thể có độ điện trở là 30 ohms. Bởi vì độ điện trở rất khác nhau, nên bộ phân tích rất khó để đo chính xác nếu chỉ dùng cảm biến có cùng một hằng số tế bào. Trong dung dịch đo có 1-microSiemen/cm tế bào phải được cấu tạo với khoảng trống giữa điện cực lớn nhưng khoảng cách giữa chúng nhỏ. Với cấu tạo như thế sẽ cho phép tế bào có độ điện trở xấp xỉ 10,000 ohms, để đo chính xác hơn. Bằng cách sử dụng các cảm biến có hằng số tế bào khác nhau, thiết bị đo đạc có thể hoạt động đối với thang đo của điện trở tế bào cho nước cực kì tinh khiết đến nước biển có độ dẫn cao.

Bù trừ nhiệt độ trong phép đo độ dẫn

Hệ thống đo độ dẫn đạt sự chính xác chỉ khi được bù trừ nhiệt độ tốt. Bởi vì hệ số chung của dung dịch từ khoảng 2-3% trên °C, cần phải cẩn thận trong sản xuất và thiết kế các thiết bị có bù trừ nhiệt độ tự động. Tương tự như thế, người vận hành phải đo nhiệt độ chính xác khi cài đặt thiết bị với sự bù trừ nhiệt độ bằng tay để cho kết quả chính xác. Hệ số nhiệt độ dung dịch đôi khi không tuyến tính và luôn thay đổi theo độ dẫn thực tế. Việc hiệu chuẩn tại nhiệt độ đo thực tế sẽ giúp phép đo đạt độ chính xác tốt nhất.
Hầu hết các bộ phân tích độ dẫn có khả năng điều chỉnh sự bù trừ nhiệt độ bằng tay. Người vận hành phải cài đặt bù trừ nhiệt độ theo nhiệt độ dung dịch tại thời điểm thực hiện đo độ dẫn. Sự bù trừ nhiệt độ bằng tay thích hợp với các ứng dụng đo đạc có sự thay đổi nhiệt độ ít. Tuy nhiên, sự bù trừ tự động được ưu tiên sử dụng hơn bởi vì sau khi thiết bị hoạt động nó sẽ không thay đổi nếu với việc cài đặt sai do không để ý hay thao tác thực hành kém.

Mã sản phẩm:

Model sc100™ Controller LXV401.52.02002
Model D3400 sc-series Contacting Conductivity Sensor

Một số vấn đề liên quan đến điện cực đo pH

Bài viết này cung cấp thông tin về chức năng của điện cực, cách hoạt động và làm thế nào để chọn lựa đúng loại điện cực phù hợp với nồng độ của mẫu cần xác định pH. Ngoài ra bài viết này còn mô tả các vấn đế quan tâm đặc biệt và các ảnh hưởng lên phép đo khi pH lớn hơn 12.

Danh pháp pH
Nước và các dung dịch lỏng gồm có các hạt điện tích gọi là các ion và các hạt không mang điện tích gọi là phân tử. Một số ion mang điện tích dương và còn lại mang điện tích âm. Trong mỗi trường hợp, số lượng của các điện tích là cân bằng để không có sự trao đổi điện tích xảy ra. Trong nước tinh khiết, một số phân tử nước- gồm hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy-phân ly thành các ion:
H20 ↔ H+ + OH-

Các ion âm hydro thông thường có nồng độ khác nhau từ 1.0 đến 0.00000000000001 mole trên lít. Con số như thế gây khó khăn khi thể hiện chúng. Do đó, các nhà khoa học tìm cách dễ dàng hơn để biểu diễn giá trị nồng độ ion hydro. Có một số phương pháp đã được thử nhưng phương pháp được cộng đồng quốc tế chấp nhận là thang pH. Để chuyển một nồng độ ion hydro sang giá trị pH, nồng độ (mol/lit) được mô tả theo thang đo hệ số 10. Ví dụ như là:
0.000001 moles/liter = 10-6 moles/liter

Như vậy, phép lũy thừa cơ số 10 với số mũ âm trở thành giá trị pH. Ví dụ, nồng độ ion H+ (ion hydro) ở ví dụ trên sẽ tương đương 6 pH. Cần nhớ là thay đổi nồng độ ion hydro 10 lần sẽ tương ứng với thay đổi 1 đơn vị pH. Thang pH giúp diễn tả nồng độ ion hydro ở nhiều độ lớn một cách thuận tiện hơn. Thông thường, thang pH thay đổi từ 0 đến 14 mặc dù có khả năng có giá trị pH nhỏ hơn 0 (giá trị âm) hay lớn hơn 14. Một số giá trị pH của một số dung dịch phổ biến được nêu trong bảng 1.

Bảng 1: Giá trị pH của một số dung dịch



Nước tinh khiết có pH là 7 được xem là trung tính. Khi một dung dịch có giá trị pH thấp hơn 7.0, dung dịch đó có nồng độ ion hydro cao hơn của nước và được cho là dung dịch axit. Ngược lại, một dung dịch có pH cao hơn 7.0 có nồng độ ion hydro thấp hơn nước và được coi là một dung dịch baz.
Điện cực pH
Một điện cực pH được cấu tạo bởi hai loại thủy tinh. Thân điện cực được làm bằng loại thủy tinh không dẫn điện, đầu điện cực thường có dạng hình bầu và cấu tạo bởi loại thủy tinh có công thức gồm các oxit silica, lithium, canxi và các nguyên tố khác cho phép ion lithium xuyên qua. Cấu trúc của điện cực thủy tinh cho phép ion lithium trao đổi với các ion hydro trong chất lỏng tạo thành lớp thủy hợp. Một điện thế cỡ mV được sinh ra giữa tiết diện của đầu thủy tinh pH với dung dịch lỏng bên ngoài. Độ lớn của điện thế này phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Độ khác nhau của điện thế tạo ra bởi lớp bên ngoài và lớp thủy hợp bên trong điện cực có thể đo bằng điện cực bạc/bạc cloride (xem hình 1).

Hình 1: Cấu tạo của điện cực pH thủy tinh


Hình 2: Kích thước tương đối của các ion

Bởi vì dung dịch bên trong điện cực thủy tinh được đệm nên giá trị pH của nó không thay đổi, cho nên điện thế thay đổi chỉ do giá trị pH của dung dịch bên ngoài gây ra và có thể đo được.

Công thức Nernst
Điện thế mV xuyên qua điện cực thay đổi theo thang loragit tùy theo nồng độ ion hydro. (Bởi vì ion hydro chịu ảnh hưởng của môi trường cho nên thuật ngữ chính xác dùng cho mối quan hệ này phải gọi là hoạt độ của ion hydro. Tuy nhiên, trong hầu hết các ứng dụng, cụm từ nồng độ và hoạt độ có thể được thay thế cho nhau. Bài viết này chủ yếu sử dụng “nồng độ”)

Công thức để xác định nồng độ ion hydro là công thức Nernst:
E = E0 + 0.059 log [H+] hay E = E0 - 0.059 pH
Trong đó:
E = Điện thế (volts)
E0 = Điện thế chuẩn (volts)
[H+] = Nồng độ ion hydro
Giá trị “0.059” là hằng số Nernst, thay đổi theo nhiệt độ. Ở 25°C hằng số Nernst là 0.059 và ở 80°C là 0.070.

Đo mẫu có pH cao
Mặc dù điện cực thủy tinh phản ứng nhạy với ion H+ ,nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhỏ bởi các ion tương tự Li, natri (Na+) và kali (K+) như mô tả trong hình 2. Số lượng chất cản trở giảm khi kích thước ion tăng. Bởi vì ion lithium thường không có trong dung dịch mẫu và ion kali gây ra sự nhiễu rất nhỏ nên sự cản trở chủ yếu là do ion natri. Sự cản trở bởi ion natri chỉ xảy ra khi nồng độ ion hydro rất thấp (10-12 hay thấp hơn). Ở 12 pH và cao hơn, nồng độ ion natri ở mức 10-2 là do sự bổ sung của natri hydroxit. Do đó, ion natri sẽ gây nhiễu khi nồng độ ion natri vượt quá nồng ion hydro 10 mũ 10 lần.
Tùy thuộc vào công thức chiết xuất thủy tinh mà sự cản trở do ion natri có thể làm giá trị pH cao hay thấp. Hình 3 mô tả hiện tượng sai số do ion natri gây ra. So sánh giá trị đo với điện cực thủy tinh truyền thống và điện cực hydro chuẩn không bị ảnh hưởng bởi ion natri.

Hình 3: Sai số ion natri

Các vấn đề cần quan tâm khi chọn điện cực đo pH cao
Hiện tại không có loại thủy tinh nào cho sai số ion natri là zero. Bởi vì luôn có sai số cho nên vấn đề quan trọng là làm sao để sai số không thay đổi và có thể lặp lại. Với công thức cấu tạo thủy tinh nhiều lớp, điều này là không thể, vì các điện cực sẽ nhạy với môi trường như đã là mối ưu tiên đối với dung dịch có pH cao. Ví dụ như tại điểm sai số bắt đầu do ion natri gây ra pH có thể là 11.5 sau khi nhúng ngập trong nước từ vòi nhưng sẽ là 12.5 sau khi nhúng vào dung dịch kiềm.
Ngoài ra tuổi thọ điện cực và nhiệt độ cũng là mối quan tâm lớn.

Điện cực Hach Differential Technique sử dụng công thức cấu tạo thủy tinh đặc biệt, cũng giống như các điện cực khác, loại trừ sai số natri. Tuy nhiên, loại thủy tinh này giúp sai số natri không thay đổi trong suốt hạn sử dụng điện cực. Điều này thực hiện được bởi sự khắc axit phân tử được kiểm soát của thủy tinh với mục đích đẩy ra xa lớp phân tử cùng lúc. Tính chất đặc biệt này cung cấp một lượng không đổi ion lithium luôn sẵn có để trao đổi với ion hydro sinh ra điện thế chênh lệch ở điều kiện tương tự.

Vấn đề cần quan tâm khác khi đo pH có giá trị cao đó là đo giá trị độ dẫn điện thay vì đo pH để đạt tới nồng độ chất xút.

Lựa chọn điện cực khi mẫu có chứa hydrofluoric acid
Thông thường, các ứng dụng đo pH thường có sự hiện diện của hydrofluoric acid (HF). Hydrofluoric acid
tấn công điện cực thủy tinh và làm mất tác dụng trong thời gian rất ngắn. Nếu điện cực thủy tinh vẫn còn trong dung dịch nó sẽ bị hòa tan dần. Khi giá trị pH của dung dịch thấp hơn 6 và có hydrofluoric acid hiện diện thì cần sử dụng loại điện cực được làm bằng antimony thay vì thủy tinh để tránh các vấn đề trên.

Kết luận
Có rất nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài có thể tác động đến hoạt động của hệ thống đo pH. Để chắc chắn việc sử dụng đầu đo pH thích hợp với tính chất mẫu các điều kiện đặc trưng của quy trình cần được xem xét bao gồm:
Thang đo có vượt quá khả năng
Giá trị pH tối thiểu và tối đa của quy trình
Các thành phần của dung dịch quy trình
Ngoài ra cũng rất có ích khi biết được mức độ đo đạc thành công của hệ thống trước đó hoặc các trục trặc mắc phải cũng như các tình huống liên quan bất kì.