THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT MÔI TRƯỜNG NGÀNH NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI

14 tháng 10, 2013

Hệ thống 9500 tích hợp đo nhiều chỉ tiêu ứng dụng trong nhà máy điện

Hach vừa giới thiệu hệ thống Family 9500 gồm bộ điều khiển, đầu đo và bộ phân tích dùng cho phân tích ứng dụng trong sản xuất điện các chỉ tiêu pH/ORP, độ dẫn điện, oxy hòa tan, oxy scavengers, độ dẫn điện cation.
Thay thế cho hệ thống Polymetron 9100 hiện có. Trong đó bộ điều khiển sc200 thay thế Monec 9120, 9125, và 9135 dùng với sensor độ dẫn,  pH/ORP (ví dụ 8362 pH, 8315 conductivity); và cũng thay thế 9100 controller được dùng tích hợp trên bộ phân tích/panel (ví dụ 9182, 9186, v.v.).

Ưu điểm chính của hệ thống 9500


Tích hợp đơn giản. Vận hành đơn giản
Tiết kiệm thời gian thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành
Có thể sử dụng thay thế bộ điều khiển sc200 qua lại giữa các sensor/bộ phân tích hoặc tráo đổi các thành phần bên trong cho phù hợp ứng dụng của bạn. Chuyển đổi cài đặt của người sử dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng giữa các bộ phận trong hệ thống đo.
Không mất nhiều thời gian cho việc đào tạo sử dụng các bộ điều khiển chuyên biệt cho các thông số khác nhau. Chỉ sử dụng một model sc200 để vận hành tất cả sensor, analyzer với hơn 19 thông số khác nhau.
Thích hợp sử dụng cho kiểm soát nước tinh khiết, nước sạch với các đầu đo, bộ phân tích công nghệ cao
Đặc điểm của các thành phần trong hệ thống 9500

Bộ điều khiển sc200
Kết hợp linh hoạt với bất kì sensor/analyzer nào: sử dụng cho pH, độ dẫn hoặc kết hợp pH/độ dẫn với sensor oxy/oxy scavenger
Lấy dữ liệu nhanh chóng qua khe gắn thẻ SD hoặc chuyển thông tin cài đặt để tiết kiệm thời gian
Màn hình to, độ tương phản rõ hơn so với Polymetron 9100

Hach 8315- đầu đo độ dẫn điện kiểu tiếp xúc
Cấu tạo bằng thép không gỉ 316, chắc bền để sử dụng trong các điều kiện môi trường yêu cầu cao
Thang đo từ 0.057 μS/cm hay 18.2 MΩ đến 20,000 μS/cm
Độ chuẩn xác: mỗi sensor có hằng số cell 4 chữ số được xác định theo tiêu chuẩn ISO 7888 và ASTM D 1125

Hach 8362- đầu đo pH/ORP độ tinh khiết cao
Cài đặt và bảo dưỡng dễ dàng không yêu cầu thay màng hay châm mới chất điện ly giữa các lần thay điện cực
Độ chuẩn xác: điện cực chịu lực nén và cảm biến nhiệt bằng Pt RTD để đảm bảo phép đo chuẩn xác. Bộ flow cell thiết kế độc nhất có vỏ bằng thép không gỉ giảm độ trôi

Hach 9582sc- đầu đo oxy hòa tan
Có nắp gắn sẵn màng đã được tiền xử lý bởi nhà sản xuất
Hàng ngàn sensor đã được sử dụng thành công tại các nhà máy điện trên thế giới

Hach 9523sc-đo cationic conductivity và calculated pH
Lớp vật liệu chuyển đổi các ion vô cơ có tính dẫn điện thấp như Na+, Ca+2 và Mg+2 thành dạng axit với ion Hydro có tính dẫn điện cao. Vì ở dạng axit có tính dẫn điện cao gấp 3 đến 6 lần so với dạng muối, quá trình sẽ nhạy hơn nhiều để đo độ không tinh khiết theo nhu cầu kiểm soát
Ít cần bảo dưỡng
Phản hổi tuyến tính của độ dẫn theo sự thay đổi nồng độ cho độ nhay pH cao hơn so với sử dụng điện cực pH truyền thống
Độ chuẩn xác: mỗi sensor có hằng số cell 4 chữ số được xác định theo tiêu chuẩn ISO 7888 và ASTM D 1125

Hach 9586sc- Oxygen Scavenger Analyzer
Thiết kế 3 điện cực loại trừ độ trôi của điện thế
Đọc liên tục và thời gian phản hồi nhanh (< 60s)
Bảo dưỡng và vận hành đơn giản, đo cả Hydrazine và Carbohydrazide

Điện cực tự làm sạch, các hạt Teflon® giúp ngăn ngừa đóng bám lên điện cực




Các thiết bị phân tích nước trong ngành bia rượu


Hach là người bạn đồng hành đối với việc phân tích nước trong ngành bia rượu

Hach hiểu rằng các nhu cầu về nước của bạn bắt nguồn từ việc phải đảm bảo chất lượng, đồng nhất và an toàn của sản phẩm ở mức cao nhất, Từ năm 1947, Hach đã thiết kế, sản xuất và phân phối toàn cầu các thiết bị đo lường, test kit và thuốc thử để phân tích chất lượng nước trong nhiều ứng dụng khác nhau của ngành bia rượu như là nước đầu vào, làm sạch tại chỗ (CIP) và xử lý nước đầu ra.

Chúng tôi muốn giới thiệu ở đây toàn bộ các giải pháp sản phẩm và dịch vụ của Hach dành cho công nghiệp bia rượu, gồm có:

Các thiết bị đo liên tục trên hệ thống và thuốc thử đi kèm
Máy dùng tại phòng thí nghiệm, thuốc thử và các dụng cụ
Các phương pháp phân tích đã được EPA chứng nhận
Các test kit cầm tay và thiết bị dùng đo tại hiện trường
Máy lấy mẫu tự động và đồng hồ đo lưu lượng
Đội ngũ bán hàng và dịch vụ địa phương
Các chương trình đào tạo và hợp tác dành riêng cho khách hàng và đại lý phân phối.

Xử lý nước đầu vào/CIP
Clo
Clo quá mức trong nước sẽ làm hư màng lọc của hệ thống lọc và làm thay đổi vị của nước. Quá ít clo sẽ tạo cơ hội cho các vi sinh vật phát triển. Theo dõi chặt chẽ mức độ clo để ngăn ngừa các sự cố đối với màng lọc và sự hình thành các vi khuẩn gây hại. Có nhiều cách diệt khuẩn nước sử dụng clo, clo dioxit hoặc ozon để ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật. Cho dù là nước thô, nước sản xuất, nước súc rửa hoặc nước đầu ra, việc quan trắc cố định các thông số khử khuẩn giúp đảm bảo các quy trình sản xuất đạt mức an toàn, đồng nhất của sản phẩm và đáp ứng các quy định về môi trường.
Độ dẫn điện/Tổng rắn hòa tan (TDS)
Độ dẫn điện/TDS, là thông số kiểm soát được dùng phổ biết nhất cho CIP, đo độ xút hay axit của dung dịch. Độ dẫn điện cũng theo dõi sự hoàn tất của quy trình để nhận diện khác biệt sản phẩm và kiểm soát sự bổ sung hóa chất. Độ dẫn cảm ứng thỉnh thoảng được ưa dùng hơn do không có điện cực, sử dụng dòng điện cảm ứng là lựa chọn hàng đầu do thiết kế theo tiêu chuẩn vệ sinh 3A. Độ dẫn cũng xác định hiệu quả của vật liệu lọc nhờ đo đạc các thành phần là ion hòa tan trước và sau quy trình lọc.

pH/ORP
pH và ORP thường được đo trong suốt toàn bộ quy trình của nhà máy. Việc điều chỉnh pH trước khi lọc để tránh hiện tượng kết tủa của các chất hòa tan như silica và canxicacbonat gây tắc nghẽn bộ lọc. Duy trì pH thích hợp cũng đảm bảo hiệu quả tối đa và giảm tối đa chi phí sử dụng hóa chất như các chất dùng cho việc khử khuẩn. ORP theo dõi hiệu quả xử lý clo (lọc bằng cacbon hoạt tính) và điều khiển việc bổ sung hóa chất, bảo vệ đầu nguồn bộ phận lọc RO và giảm chi phí hóa chất.

Độ đục
Tùy thuộc vào nguồn nước, độ đục sẽ khác nhau đáng kể. Thông thường, các hệ thống lọc loại bỏ độ đục vượt mức và các chất vô cơ khác. Trong khi đó độ dẫn điện cũng theo dõi các chất rắn hòa tan, việc đo đạc độ đục liên tục là phương pháp được ưa chuộng để theo dõi hiệu quả lọc và kiểm soát tần suất chu kì rửa ngược.
Dòng ra/xử lý nước thải

pH
Trong số các thông số thường phải báo cáo theo yêu cầu xả thải, theo dõi pH liên tục giúp báo động sớm đến nhà máy để điều chỉnh các quy trình xử lý trước khi bị vượt mức cho phép. Ngoài ra, theo dõi pH liên tục tại nhiều bước xử lý trong hệ thống xử lý nước thải giúp tối ưu lượng hóa chất sử dụng và hoạt động sinh học để kiểm soát các chi phí.

Oxy hòa tan (DO)
Các quy trình sục khí và bùn hoạt tính yêu cầu cung cấp lượng oxy ổn định để hoạt động xử lý được hiệu quả. Thiếu hụt oxy dẫn đến hiệu suất xử lý thấp, sinh ra sản phẩm trung gian gây mùi và các phản ứng không xảy ra hoàn toàn. Quá nhiều oxy dẫn đến việc hao phí năng lượng tiêu thụ quá mức cần thiết. Do các quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính và hiếu khí chiếm đến 70% chi phí năng lượng trong nhà máy xử lý nước thải, theo dõi và kiểm soát oxy chính xác cho phép việc xử lý hợp lý và hiệu quả.

Độ đục và  tổng rắn lơ lửng (TSS)
Việc đo độ đục và TSS thường được tiến hành để báo cáo đối với nước xả thải sau khi xử lý. Chúng cũng được đo đạc để kiểm soát các hệ thống nổi khí hòa tan, thiết bị khử nước và dòng vào bể lắng. Khi được ứng dụng trong hệ thống châm polymer, việc kiểm soát phụ này cho kết quả tiết kiệm chi phí polymer sử dụng đáng kể. Chương trình theo dõi liên tục và lấy mẫu định kì giảm khả năng đưa quá nhiều chất rắn vào trong dòng nước thải và giúp ngăn chặn việc vượt quá giới hạn cho phép và các điều khoản phạt theo đó.

Chất hữu cơ

Trong nước thải có tải lượng hữu cơ cao, nhà máy sử dụng hóa chất xử lý và quy trình vật lý để giảm chất ô nhiễm và để tái sử dụng nước hay thải trở lại môi trường. Quản lý hiệu quả chất hữu cơ chủ yếu là dựa vào thông số Nhu cầu oxy sinh học (BOD). Tuy nhiên, bởi vì thời gian kiểm tra phải mất 5 ngày mới có kết quả, các thông số khác như Nhu cầu oxy hóa học (COD), Tổng cacbon hữu cơ (TOC) và Hệ số hấp thụ quang phổ (SAC) có thể được dùng thay thế. Những thông số này kiểm tra nhanh chóng, dễ phát hiện sớm vấn đề và giảm chi phí vận hành cũng như bảo trì. COD thì liên quan đến thao tác thí nghiệm đơn giản trong phòng lab, chỉ mất 2 giờ. Phân tích liên tục TOC cung cấp kết quả sau 15 phút và UV254 (SAC) quan trắc liên tục chất hữu cơ mà không cần dùng hóa chất hay hệ thống thu mẫu.

27 tháng 2, 2013

WTOS (Water Treatment Optimisation Solutions) - Các giải pháp tối ưu hóa xử lý nước.



Nhu cầu vận hành theo xu hướng bền vững là một thách thức duy nhất đối với các nhà máy xử lý nước hiện đại.
Cắt giảm các chi phí mà vẫn đảm bảo sự xả thải chặt chẽ theo quy định ngay cả trong những trường hợp quá tải đột ngột là mấu chốt của giải pháp tối ưu kiểm soát xử lý nước. Với việc tích hợp các module tối ưu hóa quá trình xử lý nước WTOS (Water Treatment Optimisation Solutions), những yêu cầu sau đây có thể được đáp ứng:
-       Tăng cường sự vận hành ổn định và sự tuân thủ của nhà máy
-       Độ tin cậy được gia tăng
-       Tiêu thụ năng lượng và hóa chất được giảm thiểu
-       Không cần bổ sung thêm các công tác xây dựng hoặc công trình
-       Thực hiện nhanh chóng
-       Các giải pháp chất lượng như là tiêu chuẩn
-       Có cung cấp trọn gói dịch vụ

W.T.O.S mang đến các giá trị sau:

Cung cấp các giá trị đầu ra tin cậy
Với WTOS, Hach thiết lập một tiêu chuẩn mới về độ tin cậy trong quá trình xử lý bằng hệ thống đo lường điều khiển vòng đóng (Closed loop) hoặc vòng mở (Open loop) cho một nguồn.
Với các module chuẩn dành cho hệ thống xử lý loại bỏ nitơ và photphat cũng như quản lý bùn, hệ thống xử lý được tối ưu mà không cho phép xảy ra rủi ro, W.T.O.S cung cấp các giá trị đầu ra ổn định.


Đo lường chuẩn xác cho việc điều khiển được tối ưu
Trái ngược với các phương pháp điều khiển phụ thuộc theo thời gian hay thể tích, các module W.T.O.S cho phép tải lượng và hoạt động theo thời gian thực. Nhờ đó mà lượng không khí hoặc hóa chất tối ưu được cấp vào hệ thống để xử lý đạt được mục tiêu như mong muốn của nhà máy.

Độ tin cậy trong vận hành cao
Hệ thống RTC (real time controller) của Hach phân tích các giá trị được gửi từ các sensor/analyzer lắp đặt trên hệ thống xử lý; nếu các giá trị không đúng hoặc không có sẵn thì W.T.O.S sẽ thông qua một chiến lược kiểm soát tốt nhất. Ngoài ra với việc vận hành đơn giản và tính rõ ràng cao, WTOS cung cấp độ tin cậy trong vận hành tối đa và giúp nhà máy tuân thủ chặt chẽ đối với tất cả giá trị đầu ra của dòng thải sau xử lý.

Các nhà máy xử lý nước thải không chỉ phải xử lý nước thải mà còn phải hoạt động hiệu quả về chi phí. Với chi phí năng lượng và hóa chất tăng cao, cùng với áp lực ngày càng tăng để tìm ra các giải pháp bền vững, tiết kiệm tiền đồng thời vẫn duy trì sự tuân thủ quy định ngày càng chặt chẽ và khó khăn hơn. WTOS đáp ứng các nhu cầu này với các giải pháp chi phí thấp và cung cấp hệ thống tích hợp đơn giản giúp cắt giảm chi phí liên quan từ giai đoạn bắt đầu xử lý nước cho đến kết thúc. Chiến lược kiểm soát toàn diện đảm bảo sự tiết kiệm dài hạn, sự tuân thủ và sự hoạt động ổn định của nhà máy.



Một số module WTOS hiện có:
Module RTC101 P-hệ thống kiểm soát photpho
Tối ưu quá trình loại bỏ photpho hóa học
Giảm chi phí hóa chất
Giảm lượng bùn sinh ra


Module RTC105 N/DN-hệ thống kiểm soát quá trình nitrat hóa/khử nitrat hóa
Giảm thiểu năng lượng dùng cung cấp khí
Kiểm soát tin cậy NO3-N, NH4-N and Ntổng
Thiết lập sự cân bằng giữa Ntổng và NH4-N
Điều khiển tin cậy dựa vào các đo lường đã được chứng thực
Dễ dàng tích hợp vào cấu trúc sẵn có của nhà máy

25 tháng 2, 2013

Tìm hiểu về những khó khăn trong đo đạc điện thế oxy hóa khử (ORP)

Trích dịch từ bài viết của Dr. Derek Walker, Hach Company và Dr. Axel W. Bier, Hach-Lange, Application Specialist.


Lý thuyết
Điện thế oxy hóa khử (ORP hay Oxidation Reduction Potential) là đo khả năng của một hệ thống chất lỏng nhận hoặc cho điện tích (e-) từ các phản ứng hóa học. Khi một hệ thống có khuynh hướng nhận điện tích, hệ thống sẽ có đặc tính là oxy hóa. Khi chúng có khuynh hướng cho điện tích, hệ thống sẽ có đặc tính là khử. Điện thế oxy hóa khử của một hệ thống có thể thay đổi tùy theo sự hiện diện của các thành phần mới hoặc khi nồng độ của các thành phần đang có trong hệ thống thay đổi.

Các giá trị ORP được sử dụng nhiều như giá trị pH để xác định chất lượng nước. Giống như giá trị pH là dùng chỉ thị cho biết trạng thái tương đối của một hệ thống là cho hoặc nhận ion hydro, giá trị ORP cũng giúp xác định tình trạng tương đối của hệ thống là có tính thu nhận hay mất đi các điện tích. Giá trị ORP ảnh hưởng bởi tác nhân oxy hóa và khử nhưng không phải chỉ là các axit hay bazo như trong ảnh hưởng của phép đo pH.

Từ một quan điểm xử lý nước, việc đo đạc ORP thường được xử dụng để điều khiển sự khử trùng bằng clorin hoặc clorin dioxit trong tháp làm mát, nước hồ bơi, hệ thống cấp nước ăn uống và các ứng dụng phân tích nước. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của các sinh vật trong nước phụ thuộc mạnh mẽ vào giá trị ORP. Trong nước thải, giá trị ORP được sử dụng thường xuyên để kiểm soát các quá trình xử lý có sử dụng vi sinh để loại bỏ các chất ô nhiễm.


Sensor ORP (redox)
Hoạt động của sensor ORP tương tự với một sensor pH chuẩn. Đó là một hệ thống gồm hai điện cực đo điện thế sinh ra bởi các thành phần oxy hóa và khử trong chất lỏng. Điện cực ORP hoạt động như chất nhận điện tích hay chất cho điện tích, tùy thuộc vào dung dịch cần  thí nghiệm. Một điện cực tham chiếu cung cấp một điện thế không đổi để so sánh. Tiếp xúc điện tích được thực hiện nhờ một dung dịch bão hòa muối KCl bên trong. Bạch kim thường được sử dụng làm cảm biến chỉ thị và điện thế được đo lại so sánh với điện thế của điện cực tham chiếu, thường là Ag/AgCl. Các kim loại quý khác cũng có thể được sử dụng làm điện cực chỉ thị như vàng hay bạc.



Các vấn đề cần lưu ý trong phép đo ORP (redox) 
Mặc dù hệ thống tham chiếu và thiết kế điện cực tương tự như với điện cực đo pH truyền thống, nhưng phép đo ORP không giống như vậy. Trong khi điện cực pH nhạy với nồng độ ion hydro có trong dung dịch còn sensor ORP cho phản hồi dựa theo tổng các phản ứng oxy hóa khử xảy ra trong một mẫu; điện thế sinh ra là kết quả của tổng các ion và phân tử tham gia vào phản ứng oxy hóa khử. Sensor ORP không phải là điện cực chọn lọc ion nào đó hay chỉ nhạy với một thành phần hóa học. Ngoài ra, bản thân thiết kế và điều kiện của sensor có thể ảnh hưởng giá trị đo đạc hoặc sự phản hồi được cung cấp bởi điện cực. Các điều kiện sau đây có thể ảnh hưởng đến sự đo đạc (mV) từ điện cực:

Điện thế tham chiếu vs điện cực hydro chuẩn (SHE). Điện thế của điện cực tham chiếu so với SHE có thể khác nhau bởi các loại điện cực khác nhau. Thông thường sự khác biệt này có thể được xác định nếu biết được loại và nồng độ mol của chất điện ly tham chiếu và nhiệt độ đo đạc. Ví dụ, đầu đo Hach IntelliCALTM ORP với điện cực tham khảo 3M KCl-Ag/AgCl có điên thế 210 mV ở 25°C so với SHE. Các giá trị khác, xem bảng bên dưới. Khi so sánh giá trị từ các nhiệt độ khác nhau, sự khác biệt trong hệ thống tham chiếu và điện thế tham chiếu cần phải được xem xét.


Bề mặt cảm biến bạch kim. Hầu hết các điện cực được chọn để sử dụng trong phân tích nước là bạch kim. Điện thế oxy hóa khử nên được đo khi hoạt độ điện tích của một mẫu và bề mặt cảm biến đạt đến trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này phụ thuộc lớn vào vật liệu và bề mặt của điện cực và ma trận mẫu. Do đó, bề mặt của bạch kim đóng một vai trò quan trọng trong sự phản hồi của điện cực. Một bề mặt thô nhám hoặc không bằng phẳng sẽ hấp phụ nhiều hơn oxy và hình thành lớp oxy hóa trên bề mặt bạch kim làm ảnh hưởng đến sự phản hồi của điện cực. Cảm biến bạch kim có trên các điện cực IntelliCAL của Hach được đánh bóng nhẵn để loại trừ sự biến đổi này. Ngay cả với cảm biến mới, rất khó để xác định tính tinh khiết và tình trạng của bề mặt bạch kim trên các loại điện cực khác nhau và giữa các nhà sản xuất khác nhau. Điều này có thể góp thêm vào sự biến thiên trong sự phản hồi của điện cực. Hach khuyến khích thực hiện vệ sinh và bảo dưỡng cho sensor ORP thường xuyên để giảm thiểu những khác biệt này.

Trạng thái oxy hóa hay sự thụ động hóa của cảm biến bạch kim. Như trao đổi ở trên, hiện tượng hình thành lớp oxi đơn phân tử trên bề mặt cảm biến rất thường xảy ra, nhất là khi đo thường xuyên các dung dịch oxy hóa. Sự oxy hóa ở bề mặt này cùng với tuổi thọ của điện cực sẽ ảnh hưởng đến sự phản hồi của điện cực đo. Việc bảo dưỡng điện cực đúng cách là quan trọng để giảm thiểu các ảnh huởng này và cần kiểm tra thường xuyên hiệu suất hoạt động của điện cực bằng dung dịch chuẩn đã biết điện thế mV. Trong mục xử lý sự cố của tài liệu hướng dẫn sử dụng điện cực IntelliCAL ORP có cung cấp các thông tin hướng dẫn các bước thực hiện bảo dưỡng đúng cách để tăng cường độ phản hồi của điện cực và loại trừ sự biến thiên gây ra do sự oxy hóa với vật liệu của sensor.

Chất gây nhiễu trong ma trận mẫu. Các phương pháp xét nghiệm chuẩn nước và nước thải (SM 2580B., 2005) ghi chú rằng các chất gây nhiễu có thể làm nhiễm bẩn bề mặt điện cực, cầu muối hay chất điện ly bên trong và có thể làm trôi giá trị đọc, phản hồi kém và đọc điện thế không đúng. Chất gây nhiễu có thể đến từ các chất hữu cơ, các sulphua và bromua và làm giảm tuổi thọ của điện cực. Việc vệ sinh đúng cách, châm mới chất điện ly định kì và thực hiện bảo dưỡng điện cực theo khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ giúp giảm tối đa các nguy cơ làm nhiễm bẩn điện cực.

Vì một trong các điều kiện đề cập ở trên, cho nên các điện cực đo ORP có vẻ như không cho được kết quả đo đạc giống nhau trong các mẫu tương tự nhau. Các yếu tố ở trên có thể ảnh hưởng đến độ phản hồi của điện cực và điện thế đo được (mV) của sensor. Sự khác biệt có thể thấy được khi đo đạc trong phòng thí nghiệm hay lấy mẫu trong nhà máy chỉ vài mV hoặc trên 50mV. Loại mẫu và ứng dụng xử lý nước cũng có thể ảnh hưởng đến độ biến thiên của điện cực và thời gian phản hồi.
Để đánh giá và đảm bảo hiệu suất hoạt động của điện cực, dung dịch chuẩn ORP được sử dụng là dung dịch ZoBell hoặc Light để kiểm tra độ chính xác giá trị đọc.

Tóm lại
Phép đo ORP là một phép đo phức tạp và không thể so sánh với phép đo pH. Trạng thái oxy hóa và hóa học bề mặt trên cảm biến bạch kim có ảnh hưởng đáng kể đến độ phản hồi trong toàn bộ tuổi thọ của các điện cực ORP. Những yếu tố này cũng có thể làm cho phép đo khó khăn khi so sánh giá trị đo từ những loại điện cực khác nhau hay nhà sản xuất khác nhau. Vì lý do này, điều quan trọng là phải hiểu những ảnh hưởng lên phép đo và cách bảo dưỡng đúng cách và quy trình xử lý sự cố cũng như kiểm tra định kì độ phản hồi của điện cực bằng dung dịch chuẩn ORP.