Giới thiệu
Các axit dễ bay hơi
Axit dễ bay hơi thường là các axit hữu cơ hay axit béo dễ bay hơi, rất quan trọng nhưng lại là thông số bị bỏ qua trong đánh giá chuyển đổi sinh học trong các bể phân hủy kị khí và xử lý bùn hoạt tính. Các axit dễ bay hơi này được hình thành trong quá trình phân hủy kị khí trong bể bùn kị khí và nồng độ của chúng chỉ thị quá trình phân hủy sinh học nào đang diễn ra. Là sản phẩm sinh ra của quá trình phân hủy, chúng cũng hiện diện trong hệ thống thu gom nước thải và ở trong bùn lắng ban đầu của quá trình xử lý bùn hoạt tính, sự hiện diện của chúng ảnh hưởng đến mức độ khử nitrat hóa và sự loại bỏ photphat bằng quá trình sinh học. Có ba loại axit bay hơi phổ biến nhất trong nước thải đó là axit acetic (CH3COOH), axit propionic (CH3CH2COOH), và axit butanic (CH3CH2CH2COOH). Phương pháo chuẩn độ đơn giản tại phòng thí nghiệm được thiết lập để xác định lượng axit bay hơi.
Độ kiềm:
Độ kiềm là đo khả năng đệm của nước hay còn gọi là tính bazo của nước để trung hòa axit. Có một sự hay nhầm lẫn đó là xem mối quan hệ giữa độ kiềm với pH của nước, tuy nhiên độ kiềm chỉ liên quan tới khả năng của nước có thể chống lại sự thay đổi pH. Tổng độ kiềm là do carbonates (CO32-), bicarbonates (HCO3-), và hydroxides (OH-) tạo nên. Thông thường, độ kiềm được xác định bằng phép chuẩn độ với một lượng axit đã biết nồng độ. Thể tích axit dùng để làm mẫu giảm pH và đạt đến điểm kết thúc sẽ tỉ lệ trực tiếp đến độ kiềm của mẫu.
Thuốc thử dạng ống TNTplus™ mới – dùng với máy quang phổ Hach DR 2800, DR 3800, và DR 5000 (có thể đọc chương trình mã vạch trên ống TNTplus)
Các axit dễ bay hơi
Axit dễ bay hơi thường là các axit hữu cơ hay axit béo dễ bay hơi, rất quan trọng nhưng lại là thông số bị bỏ qua trong đánh giá chuyển đổi sinh học trong các bể phân hủy kị khí và xử lý bùn hoạt tính. Các axit dễ bay hơi này được hình thành trong quá trình phân hủy kị khí trong bể bùn kị khí và nồng độ của chúng chỉ thị quá trình phân hủy sinh học nào đang diễn ra. Là sản phẩm sinh ra của quá trình phân hủy, chúng cũng hiện diện trong hệ thống thu gom nước thải và ở trong bùn lắng ban đầu của quá trình xử lý bùn hoạt tính, sự hiện diện của chúng ảnh hưởng đến mức độ khử nitrat hóa và sự loại bỏ photphat bằng quá trình sinh học. Có ba loại axit bay hơi phổ biến nhất trong nước thải đó là axit acetic (CH3COOH), axit propionic (CH3CH2COOH), và axit butanic (CH3CH2CH2COOH). Phương pháo chuẩn độ đơn giản tại phòng thí nghiệm được thiết lập để xác định lượng axit bay hơi.
Độ kiềm:
Độ kiềm là đo khả năng đệm của nước hay còn gọi là tính bazo của nước để trung hòa axit. Có một sự hay nhầm lẫn đó là xem mối quan hệ giữa độ kiềm với pH của nước, tuy nhiên độ kiềm chỉ liên quan tới khả năng của nước có thể chống lại sự thay đổi pH. Tổng độ kiềm là do carbonates (CO32-), bicarbonates (HCO3-), và hydroxides (OH-) tạo nên. Thông thường, độ kiềm được xác định bằng phép chuẩn độ với một lượng axit đã biết nồng độ. Thể tích axit dùng để làm mẫu giảm pH và đạt đến điểm kết thúc sẽ tỉ lệ trực tiếp đến độ kiềm của mẫu.
Thuốc thử dạng ống TNTplus™ mới – dùng với máy quang phổ Hach DR 2800, DR 3800, và DR 5000 (có thể đọc chương trình mã vạch trên ống TNTplus)
TNT870 được dựa vào phương pháp este hóa để loại bỏ nhu cầu chuẩn độ không hiệu quả hoặc phân hủy trong bể điều nhiệt. Thay vào đó, sự phân hủy được thực hiện trong ống nghiệm (TNTplus) 10 phút với bộ nung DRB200 có lỗ 13mm (Hach có adapter để chuyển từ 16mm xuống 13mm). Phương pháp đo và chọn bước sóng tự động sẽ thực hiện khi đưa ống TNTplus vào khoang đo của các máy DR 2800, DR 3800, hay DR 5000. Xem thêm phương pháp 10240 để biết quy trình thực hiện chi tiết.
TNT872 giúp khách hàng có thể chọn sử dụng để kiểm tra độ kiềm của nước quy trình được điều khiển bằng phương pháp so màu cần phải chuẩn độ mẫu. Người sử dụng chỉ cần dùng pipet để mẫu vào trong ống nghiệm chứa thuốc thử và chờ 5 phút để phản ứng xảy ra. Kết quả sẽ đọc trực tiếp từ máy quang phổ dựa vào phương pháp nhận diện mã vạch trên ống. Xem phương pháp 10239 để biết quy trình thực hiện chi tiết.
Hướng dẫn cập nhật chương trình phần mềm
Đối với các máy quang phổ đang sử dụng chưa có cập nhật chương trình đối với mã vạch cho hai loại TNTplus mới này thì cần phải tải chương trình từ trang web của Hach và thực hiện cài đặt vào máy theo các bước sau đây:
Lưu vào USB từ máy tính
www.hach.com -> Download Resources -> Software Downloads -> Lab System Software/Software Update Downloads. Chọn phần mềm tương ứng với model máy
Lưu .zip file vào trong máy tính
Mở .zip file và nhấn chọn tất cả file bên trong (Ctrl A)
Gắn thẻ nhớ USB vào máy tính
Vào ‘My Computer’ và chọn đĩa có chứa thẻ nhớ USB
Nhắp kéo tất cả các file đã chọn đưa vào USB. Hoặc có thể chọn ‘Copy and Paste’ các file thay vì kéo thả chúng.
Bây giờ USB đã chứa phần mềm để có thể cập nhật vào máy quang phổ
Bật máy quang phổ lên
Gắn thẻ nhớ USB vào (cổng USB ở phía mặt sau máy)
Từ Main Menu: System Checks-> Instrument Update
Làm theo chỉ dẫn trên màn hình.
Hướng dẫn cập nhật chương trình phần mềm
Đối với các máy quang phổ đang sử dụng chưa có cập nhật chương trình đối với mã vạch cho hai loại TNTplus mới này thì cần phải tải chương trình từ trang web của Hach và thực hiện cài đặt vào máy theo các bước sau đây:
Lưu vào USB từ máy tính
www.hach.com -> Download Resources -> Software Downloads -> Lab System Software/Software Update Downloads. Chọn phần mềm tương ứng với model máy
Lưu .zip file vào trong máy tính
Mở .zip file và nhấn chọn tất cả file bên trong (Ctrl A)
Gắn thẻ nhớ USB vào máy tính
Vào ‘My Computer’ và chọn đĩa có chứa thẻ nhớ USB
Nhắp kéo tất cả các file đã chọn đưa vào USB. Hoặc có thể chọn ‘Copy and Paste’ các file thay vì kéo thả chúng.
Bây giờ USB đã chứa phần mềm để có thể cập nhật vào máy quang phổ
Bật máy quang phổ lên
Gắn thẻ nhớ USB vào (cổng USB ở phía mặt sau máy)
Từ Main Menu: System Checks-> Instrument Update
Làm theo chỉ dẫn trên màn hình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét